TÊNMỀNTẾNGVỆT (TMTV).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIAO THỨC EPP (Extensible Provisioning Protocol) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TÊN MIỀN INTERNET QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

IX.3 Giới thiệu chung:

Tên miền tiếng Việt được quy định trong QĐ 27 của Bộ trưởng Bộ BCVT (27 / 2005/QĐ-BBCVT) như sau:

Điều 7. Tên miền tiếng Việt

1. Tên miền tiếng Việt là các tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia .VN viết theo tiếng Việt hoặctên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính viết theo tiếng Việt. tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính viết theo tiếng Việt.

2. Tên miền tiếng Việt gồm các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt theo tiêu chuẩnTCVN 6909:2001 và các ký tự nằm trong bảng mã mở rộng của tiếng Việt theo tiêu chuẩn nói trên, không TCVN 6909:2001 và các ký tự nằm trong bảng mã mở rộng của tiếng Việt theo tiêu chuẩn nói trên, không viết tắt toàn bộ tên miền, rõ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt.

3. Trung tâm Internet Việt Nam hướng dẫn chi tiết việc đăng ký và sử dụng tên miền tiếng Việt.

Tên miền tiếng Việt là một dạng của tên miền đa ngữ IDN (Internationalized domain name) đã được chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế. Tên miền IDN được đề cập chính thức trên website của ICANN http://www.icann.org/en/topics/idn/ và đã được nhiều tổ chức quản lý tên miền cấp phát rộng rãi.

Tên miền IDN được chuẩn hóa trong các RFC:

• RFC 3490: Internationalizing Domain Names in Applications

• RFC 3491: A Stringprep Profile for Internationalized Domain Names (IDN)

• RFC 3492: Punycode, A Bootstring encoding of Unicode for Internationalized Domain names in Applications (IDNA)

Tính đến thời điểm này VNNIC quản lý, cấp phát được trên 3000 tên miền tiếng Việt. Vì tên miền tiếng Việt đang trong giai đoạn khuyến khích sử dụng nên VNNIC vẫn trực tiếp cấp phát cho khách hàng. Người dùng có thể truy nhập trang

web http://www.tenmientiengviet.vn hoặc http://tênmiềntiếngviệt.vn/ và đăng ký trực tuyến.

Hoạt động của tên miền tiếng Việt

• Người sử dụng yêu cầu trang web có địa chỉ là tên miền tiếng Việt ( ví dụ tênmiềntiếngviệt.vn)

• Chương trình hỗ trợ tên miền tiếng Việt sẽ thực hiện chuyển đổi tên miền tiếng Việt sang dạng mã hoá chuẩn ACE sau đó sẽ truy vấn máy chủ tên miền (DNS) với tên miền dưới dạng mã ACE.

• Máy chủ DNS nhận được tên miền dưới dạng mã hoá ACE (xn-- tnmintingvit-oeb8308h0a8h.vn), thực hiện tìm kiếm dữ liệu tương ứng trong cơ sở dữ liệu và gửi lại địa chỉ IP của máy chủ Web tương ứng cho trình duyệt.

• Trình duyệt sẽ thực hiện kết nối tới máy chủ dịch vụ web và tìm kiếm nội dung thông tin của trang Web.

IX.4 Đánh giá khả năng áp dụng EPP vào quản lý TMTV:

Điểm khác biệt giữa TMTV và TMTT là TMTV hiện nay sử dụng bộ mã TCVN 6909:2001 và mã hóa dưới dạng UTF-8 trong việc đăng ký trực tuyến và lưu vào CSDL. Tuy nhiên giao thức EPP hoàn toàn hỗ trợ tiêu chuẩn mã hóa này nên việc sử dụng TMTV trong các bản tin EPP là hoàn toàn khả thi.

Trong thời gian tới, VNNIC sẽ chuyển mô hình quản lý tên miền tiếng Việt theo đúng mô hình quản tên miền truyền thống SRS, việc phát triển, đăng ký tên miền được thực hiện qua các NĐK thì bài toán quản lý tên miền hoàn toàn giống với bài toán quản lý tên miền truyền thống, hoàn toàn có thể sử dụng EPP trong quản lý. Lúc đó một việc cần tiến hành là xây dựng các quy trình nghiệp vụ và đặc tả EPP cho phù hợp với việc quản lý TMTV.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIAO THỨC EPP (Extensible Provisioning Protocol) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TÊN MIỀN INTERNET QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM INTERNET VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w