CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỞ RỘNG VỚI CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VIỄN THÔNG, INTERNET KHÁC
X. TÀI NGUYÊN SỐ ENUM, E-164
X.1 Giới thiệu chung:
Ngày 31 tháng 5 năm 2002, Liên minh viễn thông thế giới ITU và Uỷ ban kiến trúc mạng Internet IAB đã đồng ý cơ bản về một thủ tục để triển khai thử nghiệm Hệ thống đánh số điện thoại Internet (ENUM-TElephone NUmber Mapping- Ánh xạ
số điện thoại), đây là công nghệ cho phép nối mạng điện thoại công cộng (PSTN) và mạng Internet, hứa hẹn từ một điểm có thể liên lạc với tất cả các thiết bị thông tin. ENUM cho phép khách hàng sử dụng một số thoại duy nhất để truy nhập tới nhiều loại đầu cuối và dịch vụ như thoại, fax, e-mail, nhắn tin, thoại di động, truyền số liệu, web hay bất kỳ một lọai hình dịch vụ nào có sử dụng địa chỉ IP kể cả VoIP trên mạng Internet. ENUM là một giao thức do Uỷ ban kỹ thuật Internet - IETF nghiên cứu cho việc chuyển đổi số điện thoại thông thường ở mạng thoại công cộng - PSTN sang tên miền, một trong những nhận dạng thống nhất trên mạng Internet được gọi là URI (Uniform Resource Identifier) tuân theo khuyến nghị về số điện thoại công cộng E164 của ITU và làm việc theo cấu trúc hệ thống tên miền - DNS trên Internet.
Công nghệ ENUM biến số điện thoại theo E164 thành tên miền Internet, kết nối theo nguyên tắc của Internet . Trước hết cần một tên miền cấp 1 mới dành cho công nghệ này nằm trong hệ thống tên miền cấp 1 trên internet ngang hàng với .com; .net v.v..Tên miền được chỉ định sử dụng thử là .ARPA (Address and Routing Parameter Area) và tên miền cấp 2 là e164.arpa và tiếp tục các cấp dưới.
Hình 15. Cấu trúc số ENUM.
Số điện thoại thông thường khi sử dụng ENUM sẽ có một tên miền tương ứng với nó bằng cách đảo lại số thứ tự của dãy số thoại và thêm các dấu chấm vào giữa các chữ số và cuối cùng là .e164.arpa. Ví dụ : số thoại 8448226115 sẽ được thêm dấu chấm giữa các chữ số trở thành 8.4.4.8.2.2.6.1.1.5. và đảo nguợc số thứ tự của các
chữ số và thêm tên miền. Như vậy số điện thoại 8448226115 đã trở thành tên miền:
5.1.1.6.2.2.8.4.4.8.e164.arpa trên Internet. Cách biến đổi này vẫn giữ được mã điện thoại quốc gia Việt Nam (8.4) mã vùng Hà Nội (.4) và số điện thoại 8.2.2.6.1.1.5 vì máy tính xử lý từ phải qua trái.
Khách hàng có số thoại 8448226115 này muốn sử dụng các dịch vụ khác như mail, web v.v... chỉ cần đăng ký thêm, trong phần mềm ứng dụng dịch vụ có các bản ghi cho Mail, cho web v.v... Ví dụ.
- $ORIGIN5.1.1.6.2.2.8.4.4.8.e164.arpa
- IN NAPTR 10 10 “u” “sip+E2U” “!^.*$!sip:thtc@vnnic.net.vn!” . - IN NAPTR 10 10 “u” “mailto+E2U” “!^.*$!mailto:thtc@vnnic.net.vn!”
- IN NAPTR 10 10 “u” “http+E2U” “!^.*$!http://www.vnnic.net.vn!” . - IN NAPTR 10 10 “u” “tel+E2U” “!^.*$!tel: +84-4-8226115 !” .
(NAPTR : Naming Authority Pointer in a DNS và +E2U :E164 to Uniform Resource Identifier) Mỗi một dịch vụ đăng ký như trên được gọi một bản ghi tài nguyờn NAPTR. Người sử dụng chỉ cần gọi số điện thoại để kết nối, chỉ rừ ứng dụng dịch vụ nào muốn sử dụng thư điện tử hay web v.v...
Các cuộc gọi sử dụng ENUM liên hệ rất mật thiết với hệ thống DNS, chi tiết xin tham khảo phụ lục ở cuối luận văn này.
Đánh giá: ENUM là sự hội tụ của viễn thông và Internet. Với ENUM, một ứng dụng viễn thông (như điện thoại, fax) có thể làm việc với một ứng dụng Internet (như softphone, voice over IP, fax over IP, instant messenger. Trung tâm của hệ thống này là hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quản lý các bản ghi tài nguyên dịch vụ, qua đó, từ số điện thoại, qua truy vấn ENUM, ứng dụng sẽ biết được thủ tục giao tiếp cần sử dụng, địa chỉ tài nguyên đích được truy vấn và các thông số khác để thực hiện các kết nối.
Hình 16. ENUM gắn chặt với tên miền và DNS X.2 Phân cấp quản trị ENUM
Cũng giống như trong hệ thống DNS, phân cấp quản lý hệ thống ENUM (vốn là 1 nhánh của hệ thống DNS toàn cầu) được thực hiện theo phân cấp hình cây. Trong đó tên miền e164.arpa do IAB/IANA tạo ra, ITU quản lý, với sự trợ giúp kỹ thuật của RIPE NCC. Các mã quốc gia tương ứng trong ENUM sẽ được chuyển giao trực tiếp cho chủ thể quản lý tại quốc gia đó.
Nói một cách khác, theo quan điểm quản lý cấp phát tên miền, hệ thống được chia thành các lớp (tier) có mô hình như sau
Hình 17. Phân cấp quản lý cấp phát, đăng ký ENUM
Hiện tại, Tier0 được ITU giao cho RIPE NCC quản lý. Các Tier1 là các registry cấp quốc gia. Trên thực tế các quốc gia đã có mã quốc gia theo E.164 đếu có khả năng được chuyển giao từ RIPE NCC, và có nhiều quốc gia đã tiến hành các thủ tục để được nhận chuyển giao (đây là quyền lợi quốc gia). Tuy nhiên có nhiều trường hợp việc chuyển giao gặp rất nhiều khó khăn, do:
- Mã quốc gia gồm nhiều quốc gia thành viên, hay nhiều khu vực tự trị không thống nhất được trong việc cử 1 đại diện nhận chuyển giao. Ví dụ như mã +1 của khu vực bắc Mỹ gồm có Mỹ và các nước Caribe; mã +7 của Nga có thêm Kazakhtan...
- Chính sách quản lý viễn thông và Internet tương đối độc lập với nhau, thường do các tổ chức khác nhau quản lý. Do đó tổ chức đủ điều kiện quản lý DNS thì lại thường không phải là đại diện quốc gia ở ITU.
- Cơ sở hạ tầng không thuận tiện cho phát triển ENUM do các rào cản về cơ sở vật chất kỹ thuật, nền công nghiệp CNTT ...
Dưới Tier1 là các cấp tier2, tier 3... Số lượng và quy hoạch các lớp này do các quốc gia tự quyết định, thường là tương đồng với quy hoạch đánh số quốc gia. Tuy nhiên điều này liên quan khá nhiều đến việc sử dụng của các thuê bao, thường theo 2 hướng:
- Cập nhật các record NAPTR vào cơ sở dữ liệu trung tâm, có thể là ở mức quốc gia. Các nhà khai thác khi đó không duy trì cơ sở dữ liệu ENUM của thuê bao của mình
- Các nhà cung cấp được phân cấp trở thành các registry cấp thấp (tier n) và có quyền xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng. Thuê bao cập nhật trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu này, và được đồng bộ với CSDL trung tâm theo chuẩn phân cấp EPP Như vậy có thể thấy rằng ENUM và tên miền có mô hình, cấu trúc quản lý rất tương đồng.
X.3 Đánh giá khả năng áp dụng EPP vào quản lý ENUM.
Vì bản chất bài toán quản lý ENUM tương tự như tên miền, nên hiện nay các tổ chức quốc tế đang hoàn thiện chuẩn EPP áp dụng cho ENUM, chi tiết tham khảo tại RFC 4141:
- http://www.ietf.org/rfc/rfc4114.txt (E.164 Number Mapping for the Extensible Provisioning Protocol-EPP).
Hiện nay nhiều nước trến thế giới đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn này, tại khu vực châu Á thì SgNIC đã xây dựng bộ đặc tả EPP cho ENUM và công bố tại địa chỉ:
- http://www.sgnic.sg/sub_enum/ENUM.EPP_API_User_Guide.doc
Tại Việt Nam, số ENUM 84 đã được chuyển giao từ tổ chức quốc tế và được giao cho Trung tâm Internet Việt nam quản lý. Số ENUM này được quản lý phân cấp trong cây tên miền. Do đó hoàn toàn có thể áp dụng giao thức EPP trong công tác quản lý. Trong thời gian tới VNNIC sẽ tiến hành phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet triển khai dịch vụ này tới cộng đồng.