Xuất hạn chế thiệt hại XH từ góc độ vi mô:

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích và thiệt hại của hoạt động m&a đối với nền kinh tế xã hội việt nam dưới góc nhìn kinh tế vi mô (Trang 27 - 30)

- Chính sách chống độc quyền của chính phủ.

Giá trần:

Chính phủ áp dụng giá trần để buộc thị trường trao đổi mua bán ở mức giá cân bằng. Để hạn chế người bán nâng giá. Chính sách này sẽ tạo ra một lượng thiếu hụt trong thị trường và nếu nhà nước không tính toán chính sát để bù đáp đủ lượng thiếu hụt thì sẽ dẫn đến thất bại như trường hợp chính phủ ta áp dụng giá trần lên mặt hàng sữa trong thời gian qua.

Đánh thuế:

Chính phủ đánh thuế lên doanh nghiệp nhằm giảm thiểu thiệt hại do độc quyền mang lại nhưng chính sách thuế bao giờ cũng có hai mặt. vì tùy thuộc vào độ co giãn của cung cầu mà người tiêu dùng hay nhà sản xuất sẽ phải gánh chịu bao nhiêu về thuế.

Tóm lại: nếu áp dụng các chính sách của chính phủ can thiệp vào thị trường đều gây ra tổn thất xã hội .Nên để áp dụng chính phủ nên tính toán thật cẩn thận và chỉ nên áp dụng trong nhất thời.

- Cải thiện, nâng cao năng lực tổ chức quản lý M&A tại VN:

Để hoạt động M&A tại VN phát triển bền vững thì cần phải nâng cao từ năng lực của thị trường VN để tạo ra những hoạt động M&A thật sự có chất lượng.

Thứ nhất: Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động M&A. Một thương vụ M&A thành công hay không phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu M&A. Trong khi đó, các quy định hiện nay liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong và sau quá trình hoạt động M&A. Khung pháp lý về hoạt động M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Nhà nước cần rà soát các quy định trong luật doanh nghiệp, luật Chứng khoán, luật Đầu tư để thống nhất và ban hành nghị định về M&A có yếu tố nước ngoài. Có như vậy mới thúc đẩy hoạt động M&A phát triển.

Thứ hai: Phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A. Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố cốt lõi, chìa khóa thành công trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính, trong đó thị trường M&A cũng không nằm ngoài quy luật trên. Nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường về hoạt động M&A vì cần sự tham gia, tư vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu

về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... Do đó, nhà nước cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho các bên, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Những điều kiện trên chính là những điều kiện tiên quyết để thị trường M&A doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng để có thể hoạt động tốt và đi vào hoạt động chuyên nghiệp.

Thứ ba: Xây dựng kênh kiểm soát thông tin trong hoạt động M&A. Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A. Thông tin không được kiểm soát và minh bạch có thể gây thiệt hại cho các bên và làm giảm năng lực thị trường. Cũng như những thị trường khác, hoạt động của thị trường M&A cũng mang tính hiệu ứng dây chuyền. Nếu hoạt động M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa đảo, không trung thực thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì nó có thể ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.

KẾT LUẬN

Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam vì tính tất yếu và ưu việt của nó. Những thất bại của các hoạt động M&A trên thế giới cũng như trong nước sẽ là những bài học quý báu cho các doanh nghiệp, công ty khi tiến hành mua bán, sáp nhập để tạo dựng thương hiệu, đứng vững trên thị trường. Với sự nhạy bén, năng động của mình, nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn nhiều triển vọng khả quan trong tương lai, với điều kiện những cơ sở pháp lý, môi trường kinh doanh, các chính sách điều tiết và khuyến khích...được thực hiện đồng bộ, triệt để và có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Các bài báo cáo và phân tích về M&A trên diễn đàn : www.mavietnamforum.com

2.Tiểu luận : “Lợi ích và rủi ro của hoạt động M&A” của các bạn sinh viên trường Đại Học Ngoại Thương – Hà Nội, năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích và thiệt hại của hoạt động m&a đối với nền kinh tế xã hội việt nam dưới góc nhìn kinh tế vi mô (Trang 27 - 30)