Thiệt hại, rủi ro từ hoạt động M&A

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích và thiệt hại của hoạt động m&a đối với nền kinh tế xã hội việt nam dưới góc nhìn kinh tế vi mô (Trang 25 - 27)

Sự xuất hiện của hoat động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là một xu thế tất yếu của sự phát triển nền kinh tế. Hoạt động này đang trong xu hướng phát triển nhanh trên thế giới và cả ở Việt Nam. Những lợi ích mà hoạt động này mang lại cho các chủ thể khi tham gia là rất nhiều. Tuy nhiên, trong hoạt động M&A còn tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy gây rủi ro cho cả nền kinh tế, doanh nghiệp, xã hội.

3.1Tác động tiêu cực của hoạt động M&A đối với nền kinh tế:

 Hầu hết các vụ sáp nhập và mua lại do phía nước ngoài nắm quyền chủ động, không theo ý muốn của doanh nghiệp phía Việt Nam. Đây có thể là chiến lược của các công ty theo sự chỉ đạo của công ty mẹ ở nước ngoài chấp nhận thua lỗ trong những năm đầu để thôn tính toàn bộ doanh nghiệp nên đã gây ra những thua thiệt cho phía Việt Nam.

 Một số doanh nghiệp sử dụng hình thức sáp nhập và mua lại để trốn thuế, sau thời

gian được miễn giảm thuế tuyên bố giải thể và sáp nhập vào một công ty khác, chuyển toàn bộ bộ máy sang tham gia điều hành một công ty mới.

 Nhiều dự án sau khi được phê duyệt đã không triển khai mà bán lại cho đối tác nước ngoài khác thông qua hoạt động mua lại. Các đối tác này không có đủ kinh nghiệm và khả năng tài chính để triển khai thực hiện dự án dẫn đến dự án đổ bể làm lãng phí nguồn lực của các bên.

 Nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức sáp nhập và mua lại nhằm mục đích tăng chi phí khống tài sản của doanh nghiệp nhằm thao túng và gây ra những khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của họ sau khi thực hiện sáp nhập và mua lại. Trong điều kiện không chắc chắn, các doanh nghiệp đều muốn liên tiến hành hoạt động M&A với nước ngoài nhằm quốc tế hóa sở hữu công ty nhằm bảo tồn vốn và giảm thiểu rủi ro. Khi liên kết với doanh nghiệp Việt Nam các công ty sẽ dễ dàng bị quốc hữu hóa, thu hồi nguồn vốn, do vậy lựa chọn các doanh nghiệp nước ngoài tạo nên sự sở hữu

chéo không những đa dạng nguồn vốn mà còn bảo tồn vốn, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư cho công ty.

 Tuy việc sáp nhập, mua lại và chuyển đổi hình thức đầu tư của các doanh nghiệp FDI đã được pháp luật thừa nhận, nhưng cho đến nay vẫn thực hiện chủ yếu theo từng trường hợp cụ thể, chưa có tiêu chí chung để đánh giá tính hiệu quả của các dự án đó.

3.2Tác động tiêu cực của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp

Sự nôn nóng hay quá quyết tâm để thực hiện M&A sẽ dẫn đến những kết quả như trả giá quá cao khi mua hay chuyển hướng sang các lĩnh vực mà doanh nghiệp ko nắm rõ, hay ko định giá đúng về khả năng tương thích về chiến lược phát triển văn hóa công ty, hoặc có thể trở thành người phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi đối tác - rơi vào tình thế đảo ngược, không thực hiện được mục tiêu ban đầu - và bị thâu tóm bởi đối tác.

Về phía nền kinh tế, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp có thể đưa đến sự độc quyền, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Sự xuất hiện của độc quyền có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn tài nguyên xã hội bởi vì nhà độc quyền có thể làm giảm sản lượng để có giá cao hơn. Việc giảm sản lượng có thể làm cho doanh nghiệp có lợi hơn nhưng người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Hơn nữa các nhà độc quyền muốn thể hiện sức mạnh độc quyền của mình phải tốn khá nhiều chi phí để duy trì hoạt động và tận dụng quy mô. Điều này không những gây ra tổn thất xã hội mà còn làm cho thị trường vận hành kém hiệu quả.

Đánh mất thương hiệu sau các vụ M&A

3.3Tác động tiêu cực của hoạt động M&A đối với XH

Cả M&A theo chiều ngang lẫn chiều dọc đều đem đến chung một kết quả đó là tăng sức mạnh cạnh tranh nhờ mở rộng quy mô kinh tế. Nhưng trên thực tế số M&A thành công vẫn chưa nhiều hay phát huy đúng hiệu quả, mặt khác nó cũng tạo những thiệt hại cho xã hội: Thất nghiệp, Độc quyền, Lách luật trốn thuế, Giảm nhuệ khí phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ,…

Nhƣng tổn thất với XH thể hiện rõ và bao quát nhất là nguy cơ độc quyền.

Độc quyền cũng có mang lại lợi ích cho người tiêu dùng như đã đề cập ở phần trên. Nhưng vì các hoạt động M&A dù theo chiều dọc hay chiều ngang vô hình chung luôn tạo ra các tập đoàn lớn có thế lực độc quyền và theo lý thuyết độc quyền thì các doanh nghiệp nàybao giờ cũng chạy theo mục tiêu đạt lợi nhuận tối lợi nhuận mà ở đó doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC). Hành vi của hãng trong đồ thị (a) tối đa hóa lợi nhuận của DN CTHH tạo ra lợi nhuận vì sản xuất tại mức tối đa hóa sản lượng không tạo ra tổn thất XH. Hãng trong đồ thị (b) tối đa hóa lợi nhuận trong CTDQ. CTDQ đều tạo ra phần tổn thất XH mà cả người bán và người mua đều không nhận được.

Đồ thị (a) Đồ thị (b)

Mô hình 6: Tổn thất xã hội từ độc quyền

DWL là phần tổn thất xã hội mà xã hội và doanh nghiệp phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích và thiệt hại của hoạt động m&a đối với nền kinh tế xã hội việt nam dưới góc nhìn kinh tế vi mô (Trang 25 - 27)