Giai đoạn 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng môi trƣờng, sức khỏe của ngƣời chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện phú xuyên, hà nội (Trang 56 - 60)

ngƣời chăn nuôi gia cầm

Sơ đồ 2.2: Mô hình đánh giá so sánh trƣớc sau và so sánh với nhóm chứng [22]

2.3.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Trên cơ sở cỡ mẫu đã chọn ở giai đoạn 1 của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp tại 45 HGĐ ở xã Hồng Thái, còn 45 HGĐ ở xã Đại Xuyên chọn làm đối chứng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh - bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi, cải thiện điều kiện môi trường làm việc, môi trường chuồng trại.

So sánh trước sau (H2) So sánh trước sau (H1) H1 Số liệu điều tra sau một thời gian

(tương đương với thời gian của nhóm can thiệp)

So sánh 2 nhóm

(H3)

Nhóm chứng (không can thiệp) Số liệu điều tra cơ bản

liệu điều tra cơ bản Nhóm can thiệp

Số liệu điều tra cơ bản

Số liệu điều tra sau can thiệp Can thiệp

2.3.3.3. Nội dung can thiệp

Tài liệu sử dụng: tài liệu hướng dẫn “An toàn sức khỏe trong chăn nuôi gia cầm” của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Những nội dung truyền thông cụ thể:

- Kiến thức và thực hành về tác hại của các bệnh gia cầm lây lan sang người, nguyên nhân, cơ chế và phương thức mắc bệnh.

- Bệnh nghề nghiệp và liên quan nghề nghiệp trong chăn nuôi gia cầm - Biện pháp dự phòng.

- Những giải pháp cải thiện điều kiện môi trường chăn nuôi gia cầm hợp vệ sinh.

- Qui trình thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn tại hộ gia đình.

2.3.3.4. Phương pháp can thiệp

- Truyền thông giáo dục sức khoẻ

 Tập huấn kiến thức, thảo luận, trao đổi trực tiếp.

 Phát tờ rơi, tài liệu cho 45 hộ gia đình; đài phát thanh về nguy cơ lây bệnh từ gia cầm trong đó có cúm H5N1 từ gia cầm sang người, biện pháp dự phòng và cách xử trí khi có gia cầm bị mắc bệnh.

 Các hoạt động:

1) Chuẩn bị tài liệu, in tờ rơi.

2) Tổ chức lớp tập huấn: hai lớp cho các thành viên trực tiếp tham gia chăn nuôi (tham gia phỏng vấn, điều tra) thuộc 45 hộ gia đình.

Thời gian tập huấn: 2 ngày/1 lớp. Địa điểm: tại xã

2.3.3.5. Người thực hiện

- Các cán bộ thuộc nhóm nghiên cứu. - Các cán bộ thú y của 2 xã.

- Cán bộ phát thanh của 2 xã.

2.3.3.6. Phương pháp thu thập thông tin

Phỏng vấn trực tiếp những đối tượng chăn nuôi gia cầm theo bộ câu hỏi và bảng kiểm đánh giá tình trạng vệ sinh chuồng/ trại nuôi gia cầm như trong giai đoạn 1 của nghiên cứu.

2.3.3.7. Công cụ thu thập thông tin

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình, và bảng kiểm như giai đoạn 1 (phụ lục 1).

2.3.3.8. Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp (so sánh trước can thiệp với

sau can thiệp; so sánh giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp).

- Tỷ lệ hộ gia đình cải tạo chuồng/ trại nuôi gia cầm cao ráo, sạch sẽ (không ẩm ướt, sáng sủa, thông thoáng và không có bụi phân).

- Tỷ lệ hộ gia đình làm rãnh thoát nước thải từ chuồng/ trại nuôi gia cầm. - Tỷ lệ hộ gia đình đào hố chứa nước thải từ chuồng/ trại nuôi gia cầm. - Tỷ lệ hộ gia đình xây hố ủ phân gia cầm.

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi gia cầm có kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh từ gia cầm lây sang người (tránh mối nguy hiểm, có các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe).

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có thái độ xử trí đúng khi gia cầm bị cúm (tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm, khử trùng, tẩy uế chuồng/ trại và nơi ở).

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có sử dụng phương tiện trang bị bảo hộ lao động (đeo khẩu trang, mang kính, đi ủng, găng tay) khi chăn nuôi gia cầm. - Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có thái độ và hành vi thường xuyên tiêu độc cho chuồng/ trại nuôi gia cầm bằng dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày và rắc vôi bột hàng tuần.

- Chỉ số về hiệu quả can thiệp của nhóm đối chứng, nhóm can thiệp và sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng

2.3.3.9. Xử lý số liệu đánh giá hiệu quả can thiệp

Các số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm EpiData 3.1, sau đó chuyển sang phần mềm SPSS 18.0 để tính các chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu, áp dụng các thuật toán thống kê để tính và so sánh các: tần số; tỷ lệ phần trăm; chỉ số hiệu quả can thiệp (so sánh trước sau) và hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp và với nhóm chứng theo mô hình đánh giá hiệu quả can thiệp.

+ Chỉ số hiệu quả can thiệp trước- sau: HQCT(T-S) ở nhóm chứng [23] H1 = {(tỷ lệ điều tra sau – tỷ lệ điều tra trước)/tỷ lệ điều tra sau} x 100%.

+ Chỉ số hiệu quả can thiệp trước- sau: HQCT(T-S) ở nhóm can thiệp H2

= {(tỷ lệ điều tra sau can thiệp – tỷ lệ điều tra trước)/tỷ lệ điều tra sau} x 100%. + Chỉ số hiệu quả can thiệp so với nhóm chứng: HQCT(CT-C)

H3 = {(tỷ lệ điều tra sau của nhóm can thiệp – tỷ lệ điều tra sau của nhóm chứng)/tỷ lệ điều tra sau của nhóm can thiệp} x 100%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng môi trƣờng, sức khỏe của ngƣời chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện phú xuyên, hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)