Giai đoạn 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng môi trƣờng, sức khỏe của ngƣời chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện phú xuyên, hà nội (Trang 48 - 56)

2.3.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

Sơ đồ 2.1: Mô hình mô tả cắt ngang

2.3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Đơn vị tính cỡ mẫu là “Hộ gia đình”: cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức “ước tính một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệt đối” [47]:

    2 2 2 / 1 1 d p p Z n    Trong đó:

 p: là tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh với p = 97% (0,97) [2].

Khảo sát và đánh giá sơ bộ thông tin địa phương Chọn mẫu có chủ đích

(2 xã/huyện) Điều tra xã thứ nhất

(Chọn HGĐ và đối tượng NC)

Điều tra xã thứ hai (Chọn HGĐ và đối tượng NC)

Chọn xã can thiệp

Mô tả và so sánh

 Z1-α/2: = 1,96, tương ứng với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 ở độ tin cậy 95%.

 d: độ chính xác tuyệt đối của p, chọn d = 5%.

Kết quả tính cho n xấp xỉ bằng 45, để đảm bảo hiệu quả thiết kế chúng tôi nhân cỡ mẫu tính được với hiệu lực thiết kế (DE) bằng 2. Như vậy số hộ gia đình của cả hai xã được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu là 90 hộ, m i xã chọn 45 hộ cho nghiên cứu đánh giá tình trạng vệ sinh chăn nuôi. Số hộ này được chọn ngẫu nhiên đơn, từ danh sách mà cán bộ thú y cung cấp và theo báo cáo của 2 xã thì tất cả các thành viên thuộc 90 hộ được phân bố theo quan hệ với chủ hộ trong bảng sau:

Bảng 2.1: Phân bố số thành viên trong 90 hộ gia đình nghiên cứu ở hai xã lựa chọn (Đại Xuyên, Hồng Thái) theo quan hệ với chủ hộ

Thành viên trong hộ gia đình

Đại Xuyên Hồng Thái Tổng

n % n % n % Chủ hộ 45 21,4 45 20,8 90 21,1 Vợ/chồng 45 21,4 45 20,8 90 21,1 Con 90 42,9 94 43,5 184 43,2 Bố/mẹ 19 9,0 23 10,6 42 9,9 Anh/chị/em 4 1,9 3 1,4 7 1,6 Cháu 7 3,3 6 2,8 13 3,1 Cộng 210 100 216 100 426 100 Đối với đối tượng là người chăn nuôi trong hộ gia đình được lựa chọn để phỏng vấn về kiến thức, thực hành: trong tổng số 426 thành viên trong 90 hộ gia đình được tham gia nghiên cứu, các đối tượng được điều tra là người trưởng thành 18 đến 65 tuổi, phải có thời gian chăn nuôi từ 1 năm trở lên, cho ăn cũng như thu dọn vệ sinh chuồng trại ít nhất 4 lần/tuần, chọn ra trong các hộ gia đình tổng cộng là 185 người. Phỏng vấn các đối tượng này về kiến thức vệ sinh chăn nuôi và bệnh liên quan đến chăn nuôi gia cầm.

Đối với nội dung khám sức khỏe: khám sức khỏe cho toàn bộ 426 người trong 90 hộ gia đình được chọn vào nghiên cứu.

Đối với khảo sát bằng đo đạc các yếu tố vi khí hậu và hơi khí độc phát sinh tại nơi nuôi nhốt gia cầm ở các hộ gia đình: do điều kiện về kinh phí và thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ được tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 46 mẫu thuộc 46 hộ trong 90 hộ chăn nuôi gia cầm đã chọn.

- Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu, phân tích mẫu theo “Thường qui kỹ thuật Y học lao động, Vệ sinh môi trường, Sức khỏe trường học” của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường”, xuất bản năm 2002.

- Số mẫu xét nghiệm yếu tố hóa học: 46 mẫu định lượng nồng độ NH3, H2S, CO2.

- Số mẫu đo yếu tố vật lý: 46 mẫu đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió).

- Số mẫu xét nghiệm yếu tố vi sinh vật: 46 mẫu xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí, nấm mốc, vi khuẩn gây tan máu.

2.3.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn:

- Giai đoạn 1 - chọn huyện nghiên cứu: chọn mẫu có chủ đích, đó là huyện Phú Xuyên thuộc thành phố Hà Nội, lý do chọn huyện Phú Xuyên để nghiên cứu vì:

+ Là một huyện thuộc đồng bằng Bắc bộ, chăn nuôi nhiều gia cầm và là một trong những địa phương cung cấp nhiều sản phẩm từ gia cầm (thịt, trứng, con giống) cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

+ Từ năm 2003 có xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1.

+ Chính quyền địa phương các cấp nhiệt tình ủng hộ nghiên cứu.

- Giai đoạn 2 - chọn xã nghiên cứu: chọn chủ đích lấy 2 xã, đó là xã Đại Xuyên và Hồng Thái, những xã này phát triển mạnh kinh tế chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên còn có nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ từ 100 đến 200 con/đàn.

- Giai đoạn 3 - chọn hộ gia đình nghiên cứu theo cách chọn ngẫu nhiên đơn từ danh sách của thú y xã cung cấp để chọn ra 45 hộ gia đình cho m i

xã. Kết quả phân bố số hộ gia đình của từng xã, từng thôn chọn vào nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Phân bố số hộ gia đình của 2 xã được chọn vào nghiên cứu theo thôn

Xã Đại Xuyên Xã Hồng Thái

Thôn Số HGĐ Thôn Số HGĐ

Cổ Trai 3 Duyên Trang 15

Đa Chất 6 Duyên Yết 18

Kiều Động 5 Lạt Dương 12

Thái Lai 18 Thường Xuyên 13

Cộng 45 45

- Giai đoạn 4 - chọn đối tượng tham gia nghiên cứu: từ những hộ gia đình được chọn, chúng tôi chọn những người có đủ tiêu chuẩn đặt ra để phỏng vấn tìm hiểu kiến thức và thực hành của họ về vệ sinh và phòng chống bệnh do gia cầm gây ra (185 người).

- Đối với khảo sát môi trường: do điều kiện kinh phí có hạn chúng tôi chọn ngẫu nhiên 23 hộ gia đình từ 45 hộ gia đình của m i xã được chọn vào nghiên cứu, theo cách bốc thăm trên danh sách đã có để tiến hành định lượng các yếu tố môi trường liên quan đến chăn nuôi gia cầm. Các mẫu đo được thực hiện bởi các cán bộ kỹ thuật đo đạc môi trường của Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường thuộc Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Tất cả đều được thực hiện theo quy định “Thường quy kỹ

thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường năm 2002”. Kỹ thuật lấy mẫu xem phần phụ lục 6.

Tiêu chuẩn ô nhiễm vi sinh vật trong không khí: Cho đến hiện nay chúng ta chưa có tiêu chuẩn qui định chất lượng không khí dựa theo lượng vi sinh vật trong 1m3 không khí. Chúng tôi lấy tiêu chuẩn về nấm mốc trong không khí theo Romanovic:

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn nấm mốc trong không khí theo Romanovic

Mức độ vệ sinh Tổng số nấm mốc/m3

Rất tốt 0

Tốt 308

Khá 770

Xấu > 770

Tiêu chuẩn về vi sinh vật trong không khí theo tiêu chuẩn của Safir:

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà của Safir

Mức độ Tổng số vi sinh vật/m3 Tổng số cầu khuẩn tan máu/m3

Sạch < 1500 < 16

Bẩn > 2500 > 36

+ Khám sức khỏe tổng quát cho các thành viên hộ gia đình: Khám

lâm sàng cho toàn bộ 426 thành viên trong 90 hộ gia đình ở hai xã nghiên cứu tại trạm y tế xã do các bác sĩ của bệnh viện Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Sau đó phân tích tình trạng dinh dưỡng (dựa theo phân loại BMI của tổ chức Y tế thế giới), tình hình bệnh tật

và tình trạng sức khỏe theo hai nhóm đối tượng: 185 đối tượng trực tiếp tham gia chăn nuôi gia cầm (đủ tiêu chuẩn) được chọn tham gia nghiên cứu và các đối tượng còn lại trong 90 hộ gia đình.

2.3.2.4. Công cụ thu thập thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng trực tiếp chăn nuôi

- Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng trực tiếp chăn nuôi (phụ lục 1): bộ câu hỏi này trước khi tiến hành nghiên cứu đã được phỏng vấn thử tại thực địa (pre-test). Sau khi phỏng vấn thử bộ câu hỏi đã được bổ sung những thông tin còn thiếu và chỉnh sửa lại ngôn từ để khi hỏi người được phỏng vấn dễ trả lời và cung cấp những thông tin cần thiết một cách chính xác. Bộ câu hỏi này cũng được sử dụng 2 lần trước và sau trong nghiên cứu can thiệp để đánh giá hiệu quả can thiệp.

- Bảng kiểm đánh giá cảm quan thực trạng điều kiện vệ sinh chăn nuôi của hộ gia đình (phụ lục 2, 3): được thiết kế dựa trên mục tiêu cũng như các chỉ số nghiên cứu và cũng được thử nghiệm tại thực địa và đã được bổ sung, chỉnh sửa trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Bảng kiểm cũng được sử dụng trong nghiên cứu can thiệp.

- Bệnh án nghiên cứu (phụ lục 4): bệnh án được thiết kế dựa trên tiêu chí khám sức khỏe cho các đối tượng thành viên trong hộ gia đình. Mẫu bệnh án được trích từ bệnh án mẫu của bệnh viện Nông nghiệp.

2.3.2.5. Các chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1 + Đặc điểm vệ sinh chăn nuôi của các hộ gia đình

- Tỷ lệ hộ gia đình nuôi gia cầm nhốt trong chuồng.

- Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng/ trại nuôi gia cầm xây kiên cố.

- Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng/ trại nuôi gia cầm cách nhà bếp dưới 1m. - Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng/ trại nuôi gia cầm cách giếng nước ăn, bể nước dưới 5m.

- Tỷ lệ hộ gia đình gia đình có chuồng/ trại nuôi gia cầm cao ráo, sạch sẽ. - Tỷ lệ hộ gia đình có rãnh thoát nước thải từ chuồng/ trại nuôi gia cầm. - Tỷ lệ hộ gia đình có hố chứa nước thải từ chuồng/ trại nuôi gia cầm. - Tỷ lệ hộ gia đình có hố ủ phân gia cầm.

+ Kiến thức vệ sinh chăn nuôi gia cầm của người trực tiếp tiếp xúc

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi gia cầm có kiến thức và thực hành (đúng, sai) về phòng chống bệnh từ gia cầm lây sang người.

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có thái độ xử trí đúng khi gia cầm bị cúm (tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm).

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có sử dụng ít nhất 1 phương tiện bảo hộ lao động (đeo khẩu trang) khi chăn nuôi gia cầm.

- Tỷ lệ đối tượng chăn nuôi có thái độ và hành vi thường xuyên tiêu độc cho chuồng trại nuôi gia cầm.

+ Thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi

- Tỷ lệ chuồng nuôi gia cầm của các hộ gia đình có nồng độ bụi, hơi khí độc (NH3, H2S, CO2), mật độ vi sinh vật vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép hoặc tiêu chuẩn khuyến cáo.

+ Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của các thành viên thuộc các hộ gia đình nghiên cứu

- Tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể = BMI): Cách tính và phương pháp đánh giá chúng tôi dựa vào “phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của NXB Y học [38].

Tính chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)

Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (Tính bằng ki lô gam) H là chiều cao của cơ thể (Tính bằng mét) Chỉ số khối cơ thể được đánh giá theo bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giành riêng cho người châu Á đối với người trưởng thành

(IDI & PRO):

Phân loại WHO BMI (w/h²) IDI&WPRO BMI (w/h²)

Gầy độ III < 16 < 16 Gầy độ II 16 – 16,9 16 – 16,9 Gầy độ I 17 - 18,5 17 – 18,4 Bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9 Thừa cân 25 - 29,9 23 - 24,9 Béo phì độ I 30 - 34,9 25 - 29,9 Béo phì độ II 35 - 39,9 30 – 34,9 Béo phì độ III >= 40 >= 35

- Tỷ lệ mắc các chứng bệnh [15], phân bố theo đối tượng trực tiếp hay gián tiếp tham gia chăn nuôi gia cầm tại các hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng môi trƣờng, sức khỏe của ngƣời chăn nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp tại huyện phú xuyên, hà nội (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)