Người dân:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VIỄN THÔNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 72 - 112)

- Chủ đầu tư: TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VN (VNPT) Nhà cung

3.2.1.3. Người dân:

Một trong những hiệu quả to lớn mà Vinasat-1 có thể mang lại là người dân vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo sẽ có cơ hội sử dụng những dịch vụ mà từ lâu họ mong muốn như điện thoại, truyền hình và Internet.

Thông thường những dịch vụ này tuy khá phổ biến ở thành thị nhưng lại khó có thể tiếp cận ở vùng xa xôi và hẻo lánh do khó có thể triển khai được hạ tầng, và chi phí dành cho việc xây dựng và lắp đặt thường rất cao.

Khi đi vào hoạt động, Vinasat-1 sẽ trở thành “người bạn đường” của những ngư dân đi biển. Họ có thể dễ dàng liên lạc với đất liền hơn, rất cần thiết trong trường hợp xảy ra bão lũ, biển động để phục vụ cho công tác cứu trợ và ứng cứu khẩn cấp.

Trước đây, việc liên lạc trên biển gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do hạ tầng cơ sở chưa thể đáp ứng được, và do đặc thù Việt Nam có diện tích biển lớn và kéo dài.

Với việc cung cấp dịch vụ qua vệ tinh, người dân sẽ được tiếp nhận chất lượng dịch vụ tốt hơn (tốc độ đường truyền Internet cao hơn, dịch vụ điện thoại tốt hơn…) và nhiều loại hình dịch vụ mà trước đây thường bị hạn chế như: truyền hình vệ tinh, hội nghị từ xa, đào tạo từ xa…

3.2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của vệ tinh Vinasat

Hình 3.1: vệ tinh VINASAT-1.

- Kiểu vệ tinh: Vệ tinh địa tĩnh

Vị trí quỹ đạo: quỹ đạo địa tĩnh 132º Đông, cách trái đất 35768 km. - Tuổi thọ vệ tinh tối thiểu 15 năm (có thể lên đến 20 năm)

- Vệ tinh cao 4m, trọng lượng phóng khoảng 2600 kg Tên lửu đẩy: Arian – 5 của Pháp

- Dung lượng truyền dẫn tương đương 10000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình.

Số máy phát đáp: 20 (08 máy phát đáp cho băng C, 12 máy phát đáp băngKu).

Băng tần C:

Số bộ phát đáp: 8 bộ (36 Mhz/bộ). Uplink: tần số phát Tx 6425-6725 Mhz. Downlink : tần số thu Rx 3400-3700 Mhz.

Vùng phủ sóng: VN, Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia.

Hình 3.2: Tầm bao phủ của sóng băng tần C.

Băng tần Ku:

Số bộ phát đáp: 12 bộ (36 Mhz/bộ).

Uplink: tần số phát Tx 13750-14500 Mhz. Downlink : tần số thu Rx 10950-11700 Mhz.

VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, một phần Myanma

3.3. Quá trình vận hành và khai thác dịch thông qua VINASAT-13.3.1. Trạm điều khiển vệ tinh VINASAT-1 3.3.1. Trạm điều khiển vệ tinh VINASAT-1

Hình 3.4: Trung tâm điều khiển vệ tinh VINASAT-1 Quế Dương.

Sau khi vệ tinh phóng lên quỹ đạo thì hãng Lockheed Martin sẽ thực hiện quá trình đo thử, nghiệm thu trên trạm. Quá trình này kéo dài khoảng một tháng. Sau đó họ sẽ chính thức chuyển giao cho phía Việt Nam. Mà cụ thể là trung tâm điều khiển vệ tinh VINASAT tinh Quế Dương (Cát Quế - Dương Liễu – Hà Tây).

Về mặt lý thuyết, sau khi chuyển giao cho Việt Nam thì chúng ta có thể đưa vào sử dụng ngay. Trạm này chức năng nhiệm vụ là điều khiển vệ tinh, thu thập các số liệu từ vệ tinh, đánh giá phân tích và đưa ra những lệnh điều khiển cần thiết để vệ tinh đi đúng quỹ đạo của nó.

Việc chọn Quế Dương để đặt trạm điều khiển vệ tinh có nhiều yếu tố thuận lợi như: tránh được các ảnh hưởng nhiễu về tần số, trước khi quyết định lắp đặt trạm điều khiển vệ tinh tại Cát Quế - Dương Liễu - Hoài Đức - Hà Tây các nhà khoa học, giới chuyên môn đã có sự nghiên cứu, kiểm tra kỹ càng.

Ngoài trạm chính đặt tại Quế Dương còn có một trạm phụ ở Bình Dương, để phòng trường hợp trạm chính xảy ra sự cố.

3.3.2. Khai thác dịch vụ vệ tinh VINASAT-1

Sau một tháng thử nghiệm, nhà thầu chính thức chuyển giao cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNTP) trực tiếp vận hành và khai thác với phương thức chỉ đạo cụ thể như sau:

Nâng cao năng lực khai thác, vận hành an toàn, hiệu quả Vinasat-1 tại vị trí 132 độ Đông.

Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiếp thị dung lượng vệ tinh Vinasat-1; giới thiệu và cung cấp các dịch vụ vệ tinh tiên tiến cho các ngành; thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế…

Thực hiện các công việc liên quan đến phối hợp tần số và vị trí quỹ đạo 132 độ Đông trong vai trò là một nhà khai thác vệ tinh Vinasat-1; đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên tần số vệ tinh của vệ tinh này.

Xây dựng và thực hiện các phương án hợp tác, dự phòng, trao đổi dung lượng với các nhà khai thác vệ tinh khác trong khu vực.

Các dịch vụ vệ tinh VINASAT là cho thuê băng tần vệ tinh (thuê cả bộ phát đáp; thuê lẻ dung lượng) và các dịch vụ trọn gói (điện thoại và Internet vùng sâu, vùng xa; hội nghị qua truyền hình; phát hình lưu động; kênh thuê riêng).

Vệ tinh viễn thông Vinasat sẽ hoạt động tại vị trí quỹ đạo địa tĩnh 132o Đông với 12 bộ phát đáp băng tần Ku và 8 bộ phát đáp băng tần C. Vinasat-1 sẽ làm việc ổn định trong suốt 15 năm sống của vệ tinh, có độ ổn định kinh độ và vĩ độ +/-0,05 độ.

Vệ tinh Vinasat-1 đã được phóng thành công vào quỹ đạo ở vị trí 132 độ Đông ngày 19/4/2008. Hiện nay, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam đang hoạt động ổn định trên quỹ đạo định sẵn. Một số chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đã đạt được sau kiểm tra như sau: Nhiên liệu có thể duy trì tới 25 năm (yêu cầu ban đầu là 20 năm); độ tin cậy là 0,84 (so với yêu cầu là 0,78); 23 bộ phát đáp có thể hoạt động (so với yêu cầu 20 bộ). Chỉ tiêu kỹ thuật các bộ phát đáp về băng tần C và Ku đảm bảo yêu cầu cả về công suất (EIRP) và hệ số phẩm chất (G/T). Điều này cho phép VNPT kéo dài thời gian khai thác và kinh doanh quả vệ tinh Vinasat-1 lên đến trên 20 năm. VINASAt-1 được đầu tư voái chi phí trên 200 triệu USD, khi đưa vào sử dụng mỗi năm tiết kiệm được khoảng 15 triệu USD do phải thuê vệ tinh của nhiều nước. Dự tính sau 10 năm hoạt động vệ tinh VINASAT-1 sẽ thu hồi lại vốn.

3.4. Các dịch vụ từ vệ tinh VINASAT-1

3.4.1. VINASAT-1 cho Bộ quốc phòng và công an

Mục tiêu xây dự hệ thống thông tin quân sự như sau:

Kết hợp với hệ thống thông tin cố định đã triển khai, bảo đảm thông tin thoại, fax, truyền hình số để chỉ huy các đơn vị ở xa, nơi mà hệ thống cáp quang, vi ba, tổng đài điện tử kỹ thuật số chưa vươn tới bảo đảm được

Bảo đảm thông tin thoại, fax,…cho các đơn vị làm nhiệm vụ cơ động.

3.4.1.1. Lựa chọn băng tần

Sử dụng đồng thời cả 2 băng tần C và Ku cho mạng TTVT-QS, trong đó:

- Sử dụng băng Ku: xây dựng toàn bộ mạng TTVT quân sự cho các đối tượng có nhu cầu thường xuyên cơ động và di chuyển vị trí đóng quân với ưu thế kích thước anten nhỏ.

- Sử dụng băng C: chấp nhận giảm tính cơ động của trạm VSAT vì anten phái đủ lớn (≥ 2,4m). Thích hợp với một số đơn vị ít có nhu cầu cơ động hoặc khi di chuyển vị trí đống quân, mang lại chất lượng kết nối đảm bảo hơn. Băng C cho phép triển khai các trạm đầu cuối ngoài lãnh thổ quốc gia.

Hệ thồng gồm 2 mạng băng tần C và băng tần Ku, mỗi mạng C và Ku gồm có 2 trạm HUB dự phòng phân tập địa lý. HUB băng c và HUB băng Ku sẽ được đặt cùng một vị trí gọi là các nút mạng và kết nối trực tiếp với nhau thông qua đường truyền cáp quang mặt đất tạo thành mạng lõi của hệ thống thông tin vệ tinh. Từ các nút mạng sẽ có các kết nối với mạng cố định bằng luồng E1 để chuyển tải các dịch vụ thoại, số liệu và truyền hình cho mạng thông tin vệ tinh.

Mạng VSAT băng C gồm trên 180 trạm cố định có cấu trúc hình sao sử dụng anten đường kính tối thiểu là 2,4m, bảo đảm dịch vụ tối thiểu 2 kênh thoại và 1 kênh dữ liệu trên nền chuyển IP.

Mạng được thiết kế để hoạt động vững chắc linh hoạt nhờ khả năng dự phòng địa lý của trạm HUB, khi 1 HUB bị sự cố hoặc thiên tai hoặc thời tiết xấu thì các trạm VSAT sẽ tự động kết nối với trạm HUB còn lại, đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Bảo đảm dự phòng cho mở rộng lên gấp đôi dung lượng và dự

phòng khi thời tiết xấu như tham số vệ tinh có biến động.Sơ đồ tổ chức cấu trúc hệ thống tin vệ tinh quân sự.

Hình 3.5: sơ đồ tổ chức mạng mặt đất TTVT-QS. 3.4.1.2. Các dịch vụ của hệ thống thông tin vệ tinh quân sự

- Dịch vụ thoại: cung cấp khả năng thoại quay số tự động với giao diện Analog hoặc IP liên lạc giữa các thuê bao trong mạng VSAT và với mạng điện thoại quân sự cố định. Tại mỗi trạm VSAT sẽ có thiết bị chuyển IP cho phép quản lý tối đa đển 32 số thuê bao. Tại mỗi trạm HUB là chuyển mạnh IP với khả năng quản lý đến 1024 thuê bao.

- Dịch vụ dữ liệu và truyền hình: cung cấp năng ứng dụng các dịnh vụ dữ liệu kết nối giữa các mạng máy tính VLAN, kết nối Internet,… tất cả trên công nghệ IP. Kết nối với mạng truyền số liệu quân sự ATM.

Cung cấp khả năng truyền hình điểm – điểm tốc độ 2.048 Mbps giữa 2 xe cơ động hoặc giữa xe cơ động với trạm HUB, khả năng tổ chức hội nghị truyền hình khi cần thiết.

Cung cấp đường kết nối luồng E1 tương tự như truyền dẫn cáp quang hay vi ba để làm dự phòng cho mạng thông tin cố định.

3.4.2. VINASAT-1 cho các nhà cung cấp dịch vụ3.4.2.1. Phát thanh lưu động 3.4.2.1. Phát thanh lưu động

Truyền dẫn tín hiệu là mắt xích quan trọng trong dây chuyền công nghệ phát thanh của Đài TNVN; đưa các chương trình phát thanh từ bộ phận sản xuất chưng trình đến tất cả các đài phát sóng phát thanh trên cả nước cũng như các đài phát sóng ở nước ngoài. Hệ thống truyền dẫn tín hiệu phải đảm bảo được các chỉ tiêu kỹ thuật như: chất lượng tín hiệu, tính liên tục, độ an toàn. Hiện nay, Đài TNVN sử dụng một số phương thức truyền dẫn tín hiệu như: vệ tinh, viba số, đường điện thoại, hệ thống thu phát cao tần UHF.

Ngay từ năm 1994, trạm thu phát vệ tinh truyền dần tín hiệu phát thanh đối nội đầu tiên được vào hoạt động với các chương trình VOV1, VOV2, VOV3. Cho đến nay, các hệ chương trình phát thanh VOV5, VOV6 bao gồm chương trình: tiếng Thái, Hmông, Chăm, Khmer... đều được truyền dẫn qua vệ tinh. Ông Đoàn Việt Trung - Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN, cho biết: “Đài TNVN là một trong các cơ quan truyền thông sử dụng vệ tinh sớm nhất. Ban đầu, Đài TNVN sử dụng hệ thống vệ tinh của Liên Xô qua đài phát sóng Hoa Sen, sau đó sử dụng vệ tinh PALAPA của Indonesia. Từ năm 2000 đến nay, Đài TNVN sử dụng vệ tinh Thaicom-1A để truyền dẫn tín hiệu phát thanh đối nội và vệ tinh THAICOM 5 để truyền dẫn tín hiệu phát thanh đối ngoại cho các vùng xa. Hiện nay, Đài TNVN có hơn 40 trạm phát sóng FM và 12 trạm phát sóng Trung ương. Việc các trạm phát sóng thu lại những tín hiệu sạch, có chất lượng cao qua hệ thống vệ tinh và phát lại làm cho vùng phủ sóng của Đài TNVN dàn đều, rộng khắp ở các vùng trong cả nước. Không những thế, chúng ta còn dùng hệ thống vệ tinh để dẫn tín hiệu sang các nước thứ 2 để phủ sóng đối ngoại sang các nước thứ 3. Nhờ thế, thính giả nước ngoài có thể nghe rõ Tiếng nói Việt Nam với chất lượng sóng rất cao”.

Tuy nhiên, việc thuê vệ tinh của nước ngoài để truyền dẫn tín hiệu phát thanh khá tốn kém. Nếu vệ tinh VINASAT-1 được đưa vào sử dụng sẽ giúp Đài TNVN chủ động hơn trong việc truyền dẫn tín hiệu phát thanh, chi phí thấp hơn và lúc đó, việc mở rộng thêm hệ thống đa tín hiệu phát thanh truyền hình đến tận bà con vùng sâu

vùng xa, nơi hiện nay rất khó khăn cho việc phủ sóng mặt đất, cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Để đạt được những mục tiêu đó thì việc chuyển luồng tín hiệu phát thanh từ vệ tinh THAICOM sang vệ tinh VINASAT - 1 là một yêu cầu cần thiết. Đài TNVN đã xây dựng đề án: “Xây dựng hệ thống truyền dẫn tín hiệu phát thanh của Đài TNVN qua vệ tinh VINASAT - 1”.

Trong thời gian tới, khi hệ phát thanh có hình của Đài TNVN được chính thức đưa vào hoạt động, việc khai thác vệ tinh VINASAT-1 cũng đem đến cho khán, thính giả của Đài nhiều lợi ích. Khi phát sóng một kênh truyền hình thì dung lượng của một kênh có hình lớn hơn rất nhiều so với kênh phát thanh. Chính vì vậy, nếu phát trên VINASAT - 1 thì đỡ tốn kém hơn, và chúng ta còn có thể đưa kênh phát thanh có hình đến tận người dân ở vùng sâu, vùng xa bằng những thiết bị thu rẻ tiền và những chảo thu vệ tinh rất nhỏ.

3.4.2.2. Truyền hình qua vệ tinh

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình chất lượng cao qua vệ tinh. Trước đây các doanh nghiệp này thuê vệ tinh của các nước để phát sóng, hiện nay đang chuyển dần sang sử dụng VINASAT. Trên thị trường hiện nay có các nhà cung cấp dịch vu như: DTH, VTV, VTC, truyền hình kỹ thuật số,truyền hình KTS, … và mới đây nhất dịch vụ truyền hình K+ (Kplus) đã làm cho thị trường dịch vụ này mang tính cạnh tranh cao.

- Truyền hình vệ tinh DTH:

DTH(Direct to home) DTH, có nghĩa là phát sóng trực tiếp tới nhà, là một dịch vụ truyền hình trả tiền (Pay Television). Tương tự như truyền hình cáp (CATV), DTH truyền dẫn nhiều kênh truyền hình và quản lý đến từng đầu thu giải mã.

DTH là phương thức truyền dẫn qua vệ tinh sử dụng băng tần KU. So với các phương thức truyền dẫn tín hiệu khác, truyền hình qua vệ tinh DTH là một phương thức phủ sóng rất hiệu quả, là bước triển khai quan trọng của truyền hình vệ tinh, giúp công nghệ truyền hình vệ tinh trở nên phổ biến, dễ sử dụng, nâng cao chất lượng kênh và chất lượng truyền dẫn, tạo nên khả năng mới cho việc kinh doanh các chương trình truyền hình có trả tiền.

Công nghệ DTH cho phép từng hộ gia đình nhận tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh một cách dễ dàng, đơn giản, giá thành hạ, với số kênh tăng cao, chất lượng hình ảnh tuyệt hảo, không làm mất mỹ quan đô thị, có hiệu quả không kém già truyền hình dây dẫn, cho phép các nhà kinh doanh phát sóng có thể quản lý được đối tượng khán giả mua chương trình và phân phối chương trình.

- Truyền hình K+ (Kplus):

Ngày 12/1/2010, tại Hà Nội, Công ty Truyền hình số vệ tinh (VSTV), liên doanh của hai đối tác lớn trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Canal+ (Pháp) đã chính thức ra mắt thương hiệu K+, dịch vụ truyền hình mới qua vệ tinh được coi là lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Theo đó, K+ sẽ phát gần 60 kênh về nhiều chuyên đề như giải trí tổng hợp, phim truyện, thể thao... đặc biệt K+ đã tiến hành sớm việc sản xuất các kênh truyền hình độc quyền mang thương hiệu K+ đồng thời tiến hành việc phát sóng độc quyền trên vệ tinh các trận bóng đá lớn như Champions League, UEFA; giải vô địch Pháp, Tây Ban Nha...

Hiện nay, đa số các kênh thuộc K+ đã được Việt hóa bằng hình thức phụ đề hoặc lồng tiếng Việt.

Mục tiêu hoạt động của VSTV là cung cấp các gói dịch vụ với hơn 50 kênh chất lượng

cao, nhận tín hiệu trực tiếp qua vệ tinh, đáp ứng nhu cầu của khán giả truyền hình trên cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, VSTV đã phát triển chiến lược sáng tạo theo ba

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VIỄN THÔNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 72 - 112)

w