Sự cần thiết phải có sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 32 - 36)

nghèo của tỉnh Phú Thọ

Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói chung cũng như dự án giảm nghèo nói riêng đều cần có sự tham gia của người dân, người DTTS. Khi tham gia vào dự án, người DTTS sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc triển khai dự án ở địa phương.

1. Sự tham gia của người DTTS giúp việc lựa chọn mục tiêu cho dựán được chính xác, phù hợp với nguyện vọng của người DTTS án được chính xác, phù hợp với nguyện vọng của người DTTS

Người dân, đặc biệt là người DTTS là đối tượng hướng tới của dự án giảm nghèo, khi tham gia vào dự án, họ sẽ là những người cung cấp thông tin chính xác nhất về thực trạng nghèo đói cũng như nguyên nhân gây ra thực trạng đó. Khi đã biết được các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của địa phương, việc xác định các mục tiêu của dự án cũng trở nên chính xác và sát với thực tế cuộc sống của người DTTS.

Qua việc cung cấp thông tin, người dân cũng sẽ đề đạt tâm tư, những mong muốn, những nhu cầu cấp thiết của mình vào dự án. Chính vì vậy các mục tiêu của dự án sẽ phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân.

Ngoài ra có sự tham gia của người DTTS, đối tượng hưởng lợi chính của dự án còn đảm bảo được tính bền vững của dự án. Khi tham gia vào dự án, xác định dự án đầu tư thì họ biết được cái gì là cần thiết trước và nên được triển khai ưu tiên trong toàn bộ các hoạt động của dự án giảm nghèo. Điều đó có nghĩa toàn bộ dự án phải được xây dựng hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn của địa phương, dựa trên những yêu cầu, nguyện vọng của người dân.

2. Huy động được tối đa nguồn lực tại chỗ, sự ủng hộ của đồng bàoDTTS trong quá trình thực hiện dự án DTTS trong quá trình thực hiện dự án

Quá trình thực hiện dự án có thể huy động được lực lượng lao động nhàn rỗi của địa phương, vừa tạo việc làm cho người DTTS, lại tăng thêm thu nhập cho họ. Trước khi có dự án được triển khai tại các thôn bản, công việc chủ yếu của người DTTS là làm nông nghiệp, trồng trọt, đi rừng, trong những ngày nông nhàn, người DTTS thường không có việc làm. Khi các công trình được triển khai, người DTTS có thể tham gia vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng với phương châm xã có công trình, dân có việc làm. Ngoài ra dự án còn huy động nguồn vật tư tại chỗ (đối với các công trình cần vật liêu có thể có từ địa phương như gỗ, tre, đá hộc…) góp phần giảm chi phí vận chuyển cho dự án, tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư.

Khi tham gia vào dự án, người DTTS đã trở thành một phần của dự án, lợi ích của người DTTS gắn liền với lợi ích của dự án, ngoài ra dự án được thực hiện với mục đích xóa đói giảm nghèo cho chính những người DTTS, do đó sự ủng hộ của người DTTS đối với dự án là điều tất nhiên. Nhờ có sự đồng tình ủng hộ của bà con giúp cho dự án triển khai thuận lợi và hiệu quả hơn.

3. Tính trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân được nâng cao hơn,sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồng tốt hơn sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồng tốt hơn

Khi tham gia vào chương trình dự án, người dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà khi đó họ còn là chủ thể hoạt động, các dự án phát triển phục vụ trực tiếp cho lợi ích của mình. Do đó, tính trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân được nâng cao, họ sẽ có trách nhiệm hơn với những công trình do chính bàn tay họ làm nên vì vậy các công trình sẽ được duy tu bảo dưỡng tốt hơn. Người dân không còn coi đó là các công trình của Nhà nước, việc duy tu bảo dưỡng là của nhà nước, không cần phải có trách nhiệm đối với các công trình, có thì sử dụng, không có thì thôi. Ngoài ra người dân còn có trách nhiệm trong việc giám sát các hoạt động quản lý của nhà nước, do có sự giám sát của người dân mà nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền được đẩy lùi, gia tăng tính minh bạch của dự án.

Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân còn làm cho sự gắn bó đoàn kết cộng đồng tốt hơn, người dân sống tốt hơn, hiểu nhau hơn, sống có ích hơn, đời sống cộng đồng lành mạnh, giảm bớt sự chia rẽ nội bộ, tăng cường đoàn kết nhất trí để xây dựng cộng đồng vững mạnh. Thực hiện được sự tương trợ cộng đồng hay giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, tăng cường trao đổi thông tin trong cộng đồng để nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

4. Sự tham gia làm nâng cao trình độ dân trí, tính chủ động và vị thếcho người DTTS. cho người DTTS.

Khi tham gia vào dự án, người dân sẽ hiểu được các vấn đề, nội dung và mục tiêu của dự án sau đó họ sẽ tự nghiên cứu, tìm hiểu xem họ nên làm cái gì, làm gì, phát huy sáng kiến giúp mình vượt qua đói nghèo. Điều đó sẽ làm cho các dự án xóa đói giảm nghèo có hiệu quả hơn vì nó sát với thực tế và phù hợp với chính người dân ở địa phương. Những thông tin thu thập được

từ người dân chính là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách để phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Trong quá trình tìm hiểu học hỏi sẽ nâng cao sự hiểu biết cho người dân, họ biết phải làm sao để trồng lúa, trồng ngô cho năng suất cao, nuôi lơn, trâu sao cho nhanh lớn…Đồng thời tính chủ động của người DTTS được nâng cao hơn, họ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà phải tự mình vươn lên thoát nghèo.

Thông qua việc phân cấp trao quyền cho chính quyền cấp cơ sở năng lực của các cán bộ được nâng cao, tính sáng tạo và chủ động ngày càng nhiều, các tư tưởng ỷ lại trông chờ ngày càng giảm.

Bên cạnh đó, việc tham gia vào dự án còn tạo điều kiện cho người DTTS, những người không chỉ luôn thiếu thốn về kinh tế mà còn không có vị thế trong xã hội nói lên tiếng nói của mình. Người DTTS có thể phát huy quyền làm chủ thực sự của mình trong quá trình tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới sự phát triển của họ cũng như cộng đồng của họ.

Nói chung sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS là hết sức cần thiết trong dự án giảm nghèo nói riêng là trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói chung. Chỉ khi có sự tham gia của người dân thì dự án mới thực sự có hiệu quả và phát huy được tác dụng của nó khi đi vào hoạt động. Vậy làm thế nào để huy động được sự tham gia của người DTTS vào dự án? để trả lời cho câu hỏi này trước hết cần phải xem thực tế sự tham gia của người DTTS như thế nào trong thời gian qua. Vì vậy chương II của chuyên đề sẽ đi sau vào phân tích sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh và đưa ra các đánh giá chung về sự tham gia đó.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂNTỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w