Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 31 - 32)

3.2.1. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn sinh sống của đồng bào các DTTS còn cao, tuy họ vừa thoát nghèo nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Các hộ thoát nghèo còn nằm gần ranh giới của chuẩn nghèo, do vậy chỉ một chút điều chỉnh về chuẩn nghèo cũng có thể làm cho họ lại trở thành những hộ nghèo. Sự bấp bênh giữa ranh giới nghèo chứng tỏ sự bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn sinh sống của người DTTS chưa thật sự cao.

3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế

Chất lượng đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các cán bộ cơ sở, nhất là các cán bộ thôn bản phần lớn có xuất phát điểm về dân trí thấp, thường mới chỉ học qua cấp I, đa số được bầu lên qua sự tín nhiệm của bà con trong thôn. Khi tham gia đào tạo, không tránh khỏi việc hạn chế trong tiếp thu các kiến thức. Đó cũng là một cản trở trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Do còn hạn chế về năng lực nên các cán bộ thôn bản gặp nhiều khó

khăn trong việc tham gia công tác quản lý các tiểu dự án được triển khai tại thôn bản của mình.

3.2.3. Công tác tuyên truyền vận động người dân tự đi lên thoát nghèo chưa được quan tâm đúng mức

Công tác tuyên truyền vận động người dân tự đi lên thoát nghèo chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình truyền thanh, thu phát truyền hình, nhà văn hóa còn sơ sài, cán bộ làm công tác tuyên truyền vừa thiếu lại vừa yếu. Do đó việc đưa các thông tin, các chính sách đến tân người dân còn hạn chế, nhiều khi họ không biết mình đang có cách chính sách hỗ trợ gì, họ được hưởng những lợi ích gì. Ngoài ra, người dân nghèo vẫn còn có tư tưởng ỷ lại coi việc thực hiện dự án là việc của Nhà nước. Người dân chưa thực sự tự vươn lên thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm (Trang 31 - 32)