Về tài khoản 621:

Một phần của tài liệu bàn về phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với việc tăng cường quản lý chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 28 - 31)

- Luôn luôn khả biến Luôn luôn khả biến

2.Về tài khoản 621:

Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu chính và phụ được sử dụng để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Với nội dung này, cuối kỳ kế toán sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang bởi vì nguyên vật liệu chính là đối tượng chế biến còn vật liệu khác lại là chi phí chế biến. Do đó khi tính giá trị sản phẩm dở dang, bắt buộc kế toán phải tách rời giá trị vật liệu chính ra khỏi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, giảm bớt khối lượng công việc của kế toán, có thể tiến hành thay đổi để hoàn thiện tài khoản 621 như sau:

Mở thêm tài khoản cấp 2 của tài khoản 621

Theo phương án này tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” sẽ được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 là

Tài khoản 6211 “ Chi phí nguyên vật liệu chính ” Tài khoản 6212 “ Chi phí nguyên vật liệu khác ”

Khi áp dụng phương án này kế toán không mất thời gian vào việc tách đối tượng chế biến và chi phí chế biến ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ đó, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ nhanh và chính xác tạo điều kiện cho việc xác định giá thành của sản phẩm được kịp thời.

Thay đổi nội dung của tài khoản 621

Theo phương án này tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” chỉ phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ mà không bao gồm giá trị vật liệu khác. Giá trị vật liệu khác tiêu hao liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, được tập hợp vào chi phí sản xuất chung, cuối kỳ sẽ phân bổ cho các đối tượng tính giá có liên quan.

Phương án này dựa trên sự khác biệt giữa đối tượng chế biến và chi phí chế biến để tách 2 loại chi phí này ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hơn nữa, trên thực tế giá trị vật liệu khác tiêu hao có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ thường không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về phân loại chi phí dưới góc độ của nhiều môn học đặc biệt là trong kế toán tài chính và kế toán quản trị tôi đã thấy được sự khác biệt của các cách phân loại chi phí trong hai môn học này. Mặc dù kế toán tài chính và kế toán quản trị phục vụ những đối tượng khác nhau với những mục đích khác nhau nhưng thực tế không có sự phân định rõ ràng giữa chúng trong các doanh nghiệp. Đã có rất nhiều ý kiến về vấn đề này, cũng đã có câu hỏi đặt ra “ Nên chăng có một hệ thống tài khoản kế toán riêng cho kế toán quản trị? ” Tuy nhiên, tôi thấy rằng cả kế toán tài chính và kế toán quản trị có một mục tiêu cuối cùng là xác định rõ trong quá trình kinh doanh của kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là bao nhiêu và bao nhiêu thì hợp lý. Do vậy, nếu có thêm một hệ thống tài khoản kế toán cho kế toán quản trị thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm cho doanh nghiệp một khoản chi phí mới mà kết quả mà nó mang lại chưa chắc chắn hiệu quả hay không. Vậy tại sao chúng ta lại không hoàn thiện hệ thống tài khoản chi phí sẵn có cho thật phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cả kế toán quản trị lẫn kế toán tài chính. Trong bài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống tài khoản chi phí nhằm giải quyết vấn đề trên. Nhưng do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên những đề xuất trên đây không tránh khỏi những thiếu sót.Do đó, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của những ai quan tâm đến đề tài này, để có thể đề xuất những ý kiến thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chi phí và tính giá thành, sử dụng trong kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính – Khoa Kế toán ĐHKTQD – TS. Đặng Thị Loan – NXB GD/2001

2. Giáo trình Kế toán quản trị – Khoa Kế toán ĐHKTQD – TS. Nguyễn Thị Minh Phương – NXB LĐXH/2002

3. Giáo trình Kế toán quốc tế - Khoa Kế toán ĐHKTQD – TS. Nguyễn Thị Minh Phương, TS. Nguyễn Thị Đông – NXB TK/2002

4. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

5. Tạp chí Kế toán năm 2001, 2002, 2003 6. Công báo năm 2002

Một phần của tài liệu bàn về phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với việc tăng cường quản lý chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 28 - 31)