Qui trình tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu bàn về phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với việc tăng cường quản lý chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 25 - 28)

- Luôn luôn khả biến Luôn luôn khả biến

b.Qui trình tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất sử dụng các tài khoản sau để phản ánh chi phí sản xuất:

- Tài khoản “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” - Tài khoản “ Chi phí nhân công trực tiếp ” - Tài khoản “ Chi phí sản xuất chung ” - Tài khoản “ Thành phẩm ”

- Tài khoản “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” - Tài khoản “ Giá vốn hàng bán ”

Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, mỗi công đoạn sản xuất, hoặc mỗi phân xưởng sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của mỗi bước hay của mỗi phân xưởng. Thành phẩm hoàn thành của mỗi bước hay phân xưởng cuối cùng được chuyển vào kho thành phẩm.

Phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ

Nợ TK “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng I ” Nợ TK “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng II ”

Có TK “ Nguyên vật liệu ”

Nợ TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng I ” Có TK “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng I ” Nợ TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng II ”

Có TK “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng II ”

Chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên các tài khoản theo các bút toán sau

Nợ TK “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng I ” Nợ TK “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng II ”

Có TK “ Phải trả công nhân viên ” Có TK “ Phải trả khác ”

Nợ TK “ CPSXKDDD phân xưởng I ” Nợ TK “ CPSXKDDD phân xưởng II ”

Có TK “ Chi phí nhân công trực tiếp ” ( được ghi chi tiết theo phân xưởng I và phân xưởng II )

Chi phí sản xuất chung

Một trong những đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất là sản phẩm sẽ được đặt mua sau quá trình sản xuất hoặc là mang tiêu thụ đại trà trên thị trường. Khi khối lượng sản phẩm sản xuất ổn định từ kỳ này qua kỳ khác, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh đều đặn không có biến động giữa các kỳ, thì chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sẽ được phân bổ vào cuối kỳ. Như vậy, tài khoản chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ.

Nếu sản xuất không ổn định, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh thường có biến động lớn qua các kỳ với nhau, thì có thể phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính và phải xác định căn cứ phân bổ cho mỗi phân xưởng.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất thực tế phát sinh được phản ánh ở bên Nợ TK “ Chi phí sản xuất chung ”. Tài khoản “ Chi phí sản xuất chung” được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng. Cuối kỳ chi phí thực tế phát sinh của từng phân xưởng sẽ được kết chuyển về TK “ CPSXKDDD ”. Bút toán được phản ánh như sau:

Nợ TK “ CPSXKDDD phân xưởng I ”

Có TK “ Chi phí sản xuất chung phân xưởng I ” Nợ TK “ CPSXKDDD phân xưởng II ”

Có TK “ Chi phí sản xuất chung phân xưởng II ”

Trường hợp mỗi phân xưởng có nhiều công đoạn sản xuất, chi phí sản xuất chung thực tế được phân bổ vào cuối kỳ cho từng công đoạn, nếu khối lượng sản xuất ở các công đoạn ổn định và chi phí sản xuất ít biến động; còn nếu ngược lại thì chi phí sản xuất chung có thể được phân bổ ước tính đầu kỳ.

Phản ánh sự vận động của sản phẩm hoàn thành với phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

Sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này sẽ được chuyển cho phân xưởng sau tiếp tục chế biến. Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh sẽ được phản ánh bằng bút toán sau:

Nợ TK “ CPSXKDDD phân xưởng I ” Có TK “ CPSXKDDD phân xưởng II ”

Quá trình vận động sản phẩm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng, sản phẩm hoàn thành phân xưởng cuối cùng là thành phẩm được nhập kho thành phẩm. Bút toán nhập kho thành phẩm được phản ánh như sau:

Nợ TK “ Thành phẩm ” Có TK “ CPSXKDDD ”

Sản phẩm trong kho được bán cho khách hàng, giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ được phản ánh bằng bút toán:

Nợ TK “ Giá vốn hàng bán ” Có TK “ Thành phẩm ”

Theo phương pháp này chi phí sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng được tập hợp vào TK “ CPSXKDDD ” đồng thời theo dõi trên báo cáo sản xuất. Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ của một phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất phải lập một báo cáo sản xuất, để xác định chi phí theo quá trình sản xuất, chi phí của phân xưởng này chuyển cho phân xưởng sau và của phân xưởng cuối cùng kết tinh trong thành phẩm. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản lý để kiểm soát chi phí va đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng.

Báo cáo chi phí sản xuất thường gồm 5 phần: Phần I : Kê khai khối lượng sản xuất trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần II: Kê khai khối lượng chuyển đi và dở dang cuối kỳ Phần III: Kế toán chi phí

Phần IV: Tính toán chi phí đơn vị

Phần V : Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm hoàn thành. PHẦN III:

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đảm đương nhiệm vụ được giao, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, trong đó có hoàn thiện hạch toán kế toán. Hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh gắn với việc xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho quản lý là một trong những công việc có tính cấp thiết và quan trọng trong nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán.

Việc ban hành các chuẩn mực kế toán mới đã đáp ứng được ở một mức độ nhất định nhu cầu thông tin cho quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam cho thấy sự phù hợp và thích ứng với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế thị trường, thể hiện được sự vận dụng có tính chọn lọc các chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế vào Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục và hoàn thiện như: Thứ nhất, những hướng dẫn về nội dung và phương pháp vận dụng chưa cụ thể, chưa thật gắn với đặc điểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô và đặc điểm khác nhau. Thứ hai,

thiếu sự thống nhất trong hướng dẫn, có nhiều điểm hướng dẫn thiếu chính xác, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến việc vận dụng vào thực tế hết sức khó

Một phần của tài liệu bàn về phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với việc tăng cường quản lý chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 25 - 28)