Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ.doc (Trang 25 - 26)

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM

3.2.3. Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Để tạo sức sống mới cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần quan tâm đến các vấn đề sau:

* Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia:

Trong thời gian gần đây, tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, góp phần tạo tiềm lực cho hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN nói riêng, cho thị trường hối đoái Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cách đánh giá về quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam còn hạn chế ở chỗ: quỹ dự trữ ngoại hối được xác định theo tuần nhập khẩu, tức là mới chỉ dừng lại ở việc sẵn sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại. Trong tương lai, cách tính này không an toàn vì nó không bao quát hết nhu cầu ngoại tệ của đất nước vì bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Do vậy, để tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong tương lai, NHNN cần cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân tài khoản vốn trong việc xác định tồn quỹ ngoại hối; đồng thời, gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trường tài chính trong nước và quốc tế biến động. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối, phối hợp với Bộ Tài Chính trong việc quản

lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô (mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia), tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng…

* Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo tốt chức năng là người mua bán cuối cùng:

Một hạn chế nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam là mất cân đối trong giao dịch. Vì vậy, để có thể điều tiết thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm can thiệp hữu hiệu vào tỷ giá, trước hết, NHNN phải sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trường; ngược lại, theo tác động hai chiều của giao dịch, NHNN có thể thu gom ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Hiển nhiên, yêu cầu này chỉ có thể thực hiện tốt khi và chỉ khi NHNN quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối và xây dựng cơ chế tỷ giá phù hợp.

* Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ:

- Về tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ: Thị trường ngoại tệ kỳ hạn trong thời gian qua hoạt động khá mờ nhạt. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do NHNN đã khống chế thời hạn và tỷ giá mua bán trong các hợp đồng kỳ hạn. Để năng động hóa thị trường, NHNN cần nhanh chóng cho phép thiết lập cơ chế xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hoán đổi tiền tệ hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường.

- Về nghiệp vụ tương lai và quyền chọn tiền tệ: Nhiều thị trường tài chính trên thế giới đã thực hiện nghiệp vụ tương lai và quyền chọn nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hiện nay NHNN còn dè dặt với các nghiệp vụ này. Tuy nhiên, trong tương lai, thiết nghĩ NHNN nên cho phép các NHTM từng bước tiếp cận với các nghiệp vụ này vì nó vừa làm đa dạng, sinh động thị trường ngoại hối vừa cung cấp nhiều công cụ để quản trị rủi ro tỷ giá ở mức độ cao hơn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ.doc (Trang 25 - 26)

w