XU HƯỚNG CHUNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC T Ế:

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội (Trang 27 - 28)

1. Xu hướng chung của thương mại quốc tế:

Nền kinh tế thế giới bước vào thiên niên kỷ thứ III với những đặc điểm mới trong tốc độ tăng trưởng, trong sự thay đổi cơ cấu và đặc biệt là sự sống động trong quan hệ thương mại quốc tế.

Ngày nay, thương mại quốc tế tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao gấp khoảng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP, thể hiện xu hướng tự do hóa thương mại trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng thương mại không đồng đều giữa các nước và nhóm nước đưa đến tình trạng thặng dư thương mại của một số nước và thâm hụt thương mại của một số nước khác. Sự cạnh tranh trong buôn bán quốc tế ngày càng gay gắt. Đặc biệt, thặng dư thương mại giữa các nước châu Á với Mỹ cùng với sự căng thẳng chính trị nảy sinh trong quá trình đó trở thành những vấn đề tiềm ẩn của những nguy cơ trong nền thương mại quốc tế.

Trong bối cảnh đó, xu hướng chung của nền thương mại quốc tế là tăng mức độ toàn cầu và mức độ tự do hóa thương mại cùng với các quy định ngày càng chặt chẽ của các điều lệ quốc tế. Trong hoạt động thương mại quốc tế, vai trò của các tổ chức quốc tế ngày càng tăng, cùng với nó là sự suy giảm vai trò của Chính phủ các quốc gia thành viên.

2. Phương hướng của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế

Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục các thành tựu đã đạt được trong xúc tiến thương

mại trong những năm gần đây. Chính sách phù hợp của Chính phủ Việt Nam sẽ là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công của ngành thương mại Việt Nam trên thị trường thế giới. Biện pháp đơn phương xoá bỏ thuế quan đối với các mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào của Chính phủ giúp cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam trở thành ngành hàng mũi nhọn cạnh tranh trên thị trường thế giới

Thứ hai, việc cho phép các xí nghiệp liên doanh và các công ty 100% vốn đầu

tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ là một bước tiến đối với ngành thương mại ở Việt Nam. Sự tham gia của các công ty nước ngoài rất quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, may mặc và sản xuất đồ gỗ...

Thứ ba, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục mở cửa các ngành

tham gia hơn, các bước đi này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mại Việt Nam. Các mức thuế thấp cho các mặt hàng tiêu dùng thực sự cũng quan trọng như các mức thuế thấp cho nguyên liệu đầu vào. Chính mức thuế thấp sẽ dẫn tới giá thành hạ, giúp tăng phúc lợi chung và về lâu dài, cho phép Việt Nam sử dụng các nguồn tài nguyên của mình cho các ngành sản xuất mũi nhọn một cách hiệu quả nhất. Một điều quan trọng đối với Việt Nam là cần đưa hệ thống y tế ngang tầm với tiêu chuẩn quốc tế sao cho ngành thương mại nông nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm cho toàn thế giới và Việt Nam cũng có thể tiếp cận một cách công bằng và cởi mở với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Đồng thời, tất cả các bạn hàng thương mại của Việt Nam trong WTO, kể cả Hoa Kỳ cần phải bảo đảm rằng những yêu cầu về vệ sinh - an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm của Việt Nam phải dựa trên cơ sở khoa học vững chắc và đơn giản hoá tối đa để có thể thực hiện được.

Thứ tư, ở một lĩnh vực khác, vấn đề có tính cấp bách đối với sự phát triển của

thương mại là Việt Nam cần tăng cường việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù hiện nay có thể có một số các công ty đang thu lợi trước mắt từ việc bỏ qua vấn đề bản quyền, đơn giản là do sự yếu kém của hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh của Việt Nam không được tiếp cận với các nền khoa học kỹ thuật hiện đại hay máy móc công nghệ chế biến tiên tiến nhất. Không bảo đảm được quyền sở hữu trí tuệ cũng có nghĩa là các doanh nghiệp nông sản Việt Nam không thể đưa chính mình vào vị thế đón đầu công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w