Giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 36 - 39)

Đứng trước bối cảnh kinh tế đình trệ và nhiều bất ổn của các nước EU, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên chủ động có những sự chuẩn bị và điều chỉnh về chiến lược, một số định hướng sau có thể như những gợi ý tham khảo, đặc biệt cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản:

- Sự biến động kinh tế các nước EU đang rất nhanh chóng và diễn biến khó lường, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần theo dõi sát sao các biến động của kinh tế EU và tỷ giá Euro với USD.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ra khỏi EU theo hướng thâm nhập vào các thị trường mới và triển vọng ở Trung Đông, Nam Mỹ, hoặc đang tăng trường nhanh Trung Quốc…, Để vào được trường mới với những khác biệt về văn hóa tiêu dùng và địa lý, rất cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến lược thâm nhập thị trường như đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng bạn hàng, chính sách tiếp thị, xây dựng kênh phân phối…Một số thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Luxembourg, Bulgaria, Slovenia, Romania, Estonia, Australia, Hungary, Slovakia, Anh. Thị trường các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Dân số Hồi giáo chiếm gần 25% dân số toàn thế giới. Trung bình hàng năm thế giới chi khoảng 442 tỉ USD để mua thực phẩm, riêng các nước Hồi giáo chi 150 tỉ USD. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Hồi giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo (Malaysia, Inđônêxia…) cũng đang được chú ý. Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng.

- Đa dạng hóa ngay chính trong lòng thị trường EU, chuyển hướng sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên. Một số thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm các tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Luxembourg, Bulgaria, Slovenia, Romania, Estonia, Austria, Hungary, Slovakia (Slovak Rep.), Anh.

những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khó tính EU.

- Các doanh nghiệp Việt Nam là người trực tiếp thực hiện chất lượng sản phẩm phải quán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức đối với việc cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của EU cũng như của các thị trường khác.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU

Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản

KẾT LUẬN

Thủy sản là một mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, phải kể đến sự tác động của hệ thống chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua và xuất khẩu thủy sản sang EU không nằm ngoài sự tác động đó.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng như sang các thị trường khác vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn gây trở ngại không nhỏ cho việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU trong những năm tới, đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc, sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, điều này là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng.

Nói chung, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường lớn mạnh và nhiều tiềm năng như liên minh EU, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng như những qui chế, những yêu cầu của thị trường EU.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế I-ĐHKTQD

Chủ biên: GS.TS Đỗ Đức Bình, Phó chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. 2. Giáo trình Quản Kinh tế quốc tế II-ĐHKTQD

Chủ biên: GS.PTS Đỗ Đức Bình

3. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam-Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại 3/1999.

4. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành thủy sản thời kì 1996-2010 - Bộ Thủy sản 7/1998.

5. Chiến lược khoa học công nghệ thủy sản thời kì 1996-2010 - Bộ Thủy sản 12/1995.

6. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2000 của ngành Thủy sản - Bộ Thủy sản 8/1999.

7. Niên giám thống kê 2007, 2008, 2009 - NXB Thống kê. 8. The Single European Market-Seminar 11-12/1994

Ha Noi, Organised by The European Commission. 9. Europe-Regional Overview-3rd quarter 1999.

10. FAO-Yearbook-Fishery Statistics-Fishery Commodities 1985-1995. 11. Tạp chí Thủy sản các số năm 2007, 2008, 2009.

12. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu

13. Thời báo Kinh tế Việt Nam các số 2007-2009. 14. Thời báo Đầu tư các số 2007-2009.

15. Tạp chí Thương mại các số 2007-2009. 16. Báo Thương mại các số 2007-2009. 17. Các Báo và Tạp chí khác có liên quan. 18. Các website khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w