Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 26 - 30)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt với một thị trường lớn như Châu Âu, phải hết sức nhạy cảm mới có thế nắm bắt được sự biến động của thị trường này so với tình hình kinh tế thế giới.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới, đó là tình trạng “khát nguyên liệu” của ngành thuỷ sản Việt Nam. Bình quân một năm, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

cần từ 20-25 tấn thuỷ sản, trong khi nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 70%. Do vậy, các doanh nghiệp lại phải chuyển sang nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, nhất là đối với những doanh nghiệp làm hàng chế biến thô.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tình trạng thiếu nguyên liệu có thể kéo dài đến hết năm 2010, nhất là với một số loại thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra...

Sự khan hiếm không chỉ với thủy sản đánh bắt mà cả với thủy sản nuôi trồng. Nguyên nhân, cũng theo Vasep, do giá nguyên liệu thủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch. Thêm vào đó, tại một số nơi, người dân có xu hướng chuyển đổi sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn khiến nguồn nguyên liệu nuôi như tôm, basa... cũng giảm sút mạnh.

Nguyên nhân chính thứ hai là do sự suy thoái kinh tế trong những năm gần đây, không những làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc buôn bán kinh doanh với các nước trên thế giới.

Nguyên nhân thứ ba là trong những năm trở lại đây, tại các thị trường lớn của

thủy sản Việt Nam, người tiêu dùng đang siết chặt hầu bao khiến nguồn thu xuất

khẩu giảm ít nhất 10% trong năm nay. Trong đó, mặt hàng tôm là chịu ảnh hưởng khá nhiều, nhất là khi giá nguyên liệu liên tục tăng thì giá thức ăn dành cho tôm cũng quá cao. Hiện nay, giá thức ăn dành cho tôm ở Việt Nam quá cao, hơn 20% so với các nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính khiến thủy sản Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh vì giá nguyên liệu đầu vào quá cao.

Thêm một nguyên nhân thứ tư nữa dẫn đến những khó khăn của việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU cũng như những thị trường lớn khác trong thời gian qua đó là thuỷ sản Việt Nam đang phải đối mặt với những chướng ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thuế chống bán phá giá từ các nước, khiến hình ảnh con cá tra Việt Nam bị mất uy tín với các đối tác. Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng bẩn, nhiễm kháng sinh, gây tổn hại cho uy tín của Việt Nam. Điều này làm cho một số thị trường chủ lực của ta đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản. Riêng thị trường Nga đã ngừng nhận mặt hàng cá tra, basa, mà nguyên nhân được cho là gần một phần ba hàng nhập khẩu chất lượng kém. Thị trường Italia cũng đang xôn xao dư luận về chất lượng của cá sa, các ba sa Việt Nam nên cũng có xu hướng không nhập khẩu mặt hàng này. Trong lúc cạnh tranh, người ta tố cáo hàng Việt Nam không đạt tiêu chuẩn, vì thế Việt Nam lại phải chứng minh hàng của mình tốt để vượt qua rào cản. Sau khi kiểm tra, thị trường này hạn chế chỉ cho có 39 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. Đó là các cơ sở đáp ứng đầy đủ

các điều kiện về vệ sinh an toàn thủy sản của VN và phía nước bạn, trong đó có hơn 20 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá tra. Nga hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản hoàn toàn mới của VN, đặc biệt với mặt hàng cá tra và tôm sú.

Hơn nữa, xu hướng “gây khó dễ” từ một số thị trường lớn đã và đang tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước. Cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở nhằm tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp... để bảo hộ sản xuất trong nước. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá tra, cá basa của Việt Nam như Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Ai Cập, Mỹ… đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông vào mục đích “bôi bẩn” nhằm hạ bệ sản phẩm nước ta. Những sự cố tại thị trường Ai Cập, Italy hay thị trường Nga (mới nối lại)… thời gian vừa qua là minh chứng rõ nhất.

Bước sang năm 2010, tăng trưởng kinh tế của EU gặp trở ngại khi 2 nền kinh tế lớn nhất là Đức và Pháp đạt mức tăng trưởng thấp. Ngoài ra, vấn đề nợ công cũng ảnh hưởng xấu đến nhiều nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực. Chính vì thế, triển vọng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU trong trung hạn có thể gặp nhiều thách thức. Đồng đô la Mỹ và đồng yen Nhật Bản tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng euro sẽ khiến cho giá cả nhập khẩu vào EU tăng lên, kéo theo nhu cầu nhập khẩu bị suy giảm, trong đó có thủy sản. Quy luật của thị trường nông sản cho thấy khi đồng euro giảm giá sẽ thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu và gây áp lực làm giảm giá nông sản trên thị trường quốc tế.

Thị trường thế giới đang có những biến động tiếp tục khi một số nước quay sang xu hướng bảo hộ, khiến sự cạnh tranh giữa thuỷ sản Việt Nam và một số nhà sản xuất càng gay gắt. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản, nhưng tới nay họ vẫn không ngừng gặp khó khăn. Khó khăn nối tiếp khó khăn đã khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất, thậm chí có rất nhiều công ty đã phải đóng cửa. Thực tế, không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức

Nói chung, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tuy đã mở rộng ra các thị trường tiềm năng nhưng một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, triển vọng kinh tế được dự báo là chưa mấy sáng sủa và chỉ tiêu vĩ mô đạt được năm 2009 còn thiếu tính bền vững nên cầu tiêu dùng sẽ còn giảm. Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ của một số nước về mặt hàng thủy sản trong khu vực sẽ tạo nên những thách thức lớn cho Việt Nam. Thêm vào đó là những rào cản thương mại, xu hướng bảo hộ, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn

về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. . Điều đó đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn nữa của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng như những cơ chế, chính sách thích hợp của nhà nước để đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp cũng như các ngư dân.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w