Nghĩa vụ của bên bảo hiểm.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển (Trang 40 - 41)

9. Rủi ro chiến tranh 10 Rủi ro đình công

2.2.2.2Nghĩa vụ của bên bảo hiểm.

- Ngời bảo hiểm có nghĩa vụ công khai tuyên bố các quy tắc, thể lệ, điều kiện bảo hiểm, giá cả bảo hiểm cho ngời đợc bảo hiểm biết. Trên cơ sở đó, ngời đợc bảo hiểm nếu đồng ý thì tham gia bảo hiểm.

- Điểm b, khoản 2, điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định : "Ngời bảo hiểm có nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm".

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam còn quy định tại điều 222: "Ngời bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho ngời đựơc bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết do ngời đợc bảo hiểm chỉ ra để ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, cũng nh chi phí thực hiện những chỉ dẫn của ngời bảo hiểm (...) hoặc chi phí để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của ngời bảo hiểm và chi phí đóng góp vào tổn thất chung. Các chi phí này phải đợc bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm".

Về nghĩa vụ của ngời đợc bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định nhiều lần về nghĩa vụ thực hiện các chỉ dẫn của ngời bảo hiểm khi tổn thất xảy ra và có chế tài tuỷ bỏ hợp đồng nếu vi phạm. Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến nghĩa vụ này lại thuộc phần trách nhiệm của bên bảo hiểm, có nghĩa là ngời bảo hiểm có nghĩa vụ thanh toán cho ngời đợc bảo hiểm cả những chi phí mà họ đã phải bỏ ra khi thực hiện chỉ dẫn mình.

- Bên bảo hiểm có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của ngời đợc bảo hiểm đối với ngời thứ ba. Nghĩa vụ này của ngời bảo hiểm đợc hiểu là sự hỗ trợ ngời đợc bảo hiểm về mặt pháp lý, thủ tục trong quan hệ với các bên liên quan tới tổn thất hàng hoá. Điều này thể hiện ở việc ngời bảo hiểm thế quyền ngời đợc bảo hiểm đòi bồi thờng ngời thứ ba sau khi đã bồi thờng cho ngời đợc bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngời bảo hiểm còn đảm đơng thực hiện giám định, xác định nguyên nhân, phân bổ trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá làm cơ sở để truy đòi bên thứ ba. Ngời bảo hiểm cũng ký biên bản cam kết đóng góp tổn thất chung để ngời đợc đợc bảo hiểm có thể nhận đợc hàng.

- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thờng. Và việc từ chối bồi thờng với các lý do giải thích của công ty bảo hiểm cũng bắt buộc phải lập bằng văn bản. Đây sẽ là bằng chứng khi phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp giữa ngời bảo hiểm và ngời đợc bảo hiểm.

- áp dụng các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. Công ty bảo hiểm có những đóng góp không nhỏ để phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất xảy ra đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nh đa ra các kinh nghiệm bảo quản hàng hoá, xây dựng các công trình cứu nạn... Hơn nữa, một trong các nhiệm vụ chính của ngời giám định bảo hiểm chính là đề xuất các biện pháp bảo quản và đề phòng hạn chế tổn thất. Khi thiệt hại xảy ra, giám định viên bảo hiểm có nghĩa vụ can thiệp để giảm thiểu mức độ trầm trọng của tổn thất và tình trạng gia tăng thiệt hại của hàng hoá (các biện pháp cứu hộ và an toàn đối với tàu, bảo vệ hàng tránh mất cắp và ma gió, thu gom và đóng gói, gia công lại bao bì, trừ sâu bọ, ruồi muỗi…) Ngời giám định thúc đẩy ngừơi đợc bảo hiểm, nếu cần bằng văn bản quy định áp dụng những biện pháp bảo quản, phòng ngừa cần thiết.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển (Trang 40 - 41)