Khoa hoc: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 2012-2013 Cả năm (Trang 49 - 55)

III/ Hoạt động dạy học:

Khoa hoc: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ Mục tiêu:

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.như: Vệ sinh xung quanh nguồn nước, làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước, xử lí nước thải, bảo vệ hệ thống thoát nước thải, ... - Thực hiện bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học:

-Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27). -HS chuẩn bị giấy, bút màu.

III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.

+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?

+ Em hãy nêu mục bạn cần biết. -GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.

-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.

-Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao. -Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?

+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.

+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.

+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.

-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.

-GV nhận xét và tuyên dương các nhóm. -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Liên hệ.

-3 HS trả lời.

-HS lắng nghe.

-HS thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày. -HS quan sát.

-HS trả lời.

+Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

+Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

+Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.

- Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa, … là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.

-GV gọi HS phát biểu.

-GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. -GV tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm.

-Chia nhóm HS.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.

-GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

-GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.

3.Củng cố- dặn dò:

-GV nhận xét giờ học.

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.

-HS lắng nghe.

-HS phát biểu.

-Thảo luận tìm đề tài.

-Thảo luận về lời giới thiệu.

-HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

Khoa hoc: TIẾT KIỆM NƯỚC

I/ Mục tiêu:

- Thực hiện tiết kiệm nước.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.

- Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học:

-Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to). -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.

III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.

-Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.

-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.

-Thảo luận và trả lời:

1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?

2) Theo em việc làm đó nên hay không nên

-2 HS trả lời . -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -HS quan sát, trình bày. -HS trả lời. +Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích

làm ? Vì sao ?

+Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước.

+Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước.

+Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước.

-GV giúp các nhóm gặp khó khăn.

-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.

* Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.

* Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước.

GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.

-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:

1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?

2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?

-GV nhận xét câu trả lời của HS.

-Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?

* Kết luận: Như SGK

* Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.

-GV tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm. -Chia nhóm HS.

-Yêu cầu các nhóm đóng vai với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng

xuống đường ống thoát gây lãng phí nước.

+Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí.

+Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc.

-HS lắng nghe.

-HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến. -Quan sát suy nghĩ.

+ Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.

+ Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.

Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.

Nước sạch không phải tự nhiên mà có.

Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. -Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.

-HS lắng nghe.

-HS thảo luận và tìm đề tài.

-HS đóng vai và trình bày lời giới thiệu trước nhóm.

được tham gia.

-Yêu cầu các nhóm thi biểu diễn cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo.

-Cho HS quan sát hình minh hoạ 9. -Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ. -GV nhận xét, khen ngợi các em.

* Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

3.Củng cố- dặn dò:

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.

-GV nhận xét giờ học.

-Các nhóm trình bày và giới thiệu nhóm mình.

-HS quan sát. -HS trình bày. -HS lắng nghe.

Khoa học: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?

I/ Mục tiêu:

- Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.

- Hiểu được khí quyển là gì.

- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.

II/ Đồ dùng dạy- học:

-Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to).

-HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.

III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?

2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?

3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta. -GV tiến hành hoạt động cả lớp.

-GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.

-Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi

+ Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ? + Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?

-3 HS trả lời.

-Cả lớp. -HS làm theo. -Quan sát và trả lời.

+ Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.

+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?

* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.

* Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật.

-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.

-GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.

-Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.

-Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.

-Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.

Hiện tượng Kết luận . . . … ……… . . . …. …………

-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.

-GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.

-Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.

-Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. -GV tổ chức cho HS thi theo tổ.

-Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.

-GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.

3.Củng cố- dặn dò:

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng

khi ta buộc lại nó phồng lên.

+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. -HS lắng nghe. -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. -HS lắng nghe. -HS quan sát lắng nghe. -3 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày.

bay với những hình dạng khác nhau. -GV nhận xét tiết học.

Một phần của tài liệu Giáo án Môn Khoa học Lớp 4 2012-2013 Cả năm (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w