Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

Một phần của tài liệu giới thiệu tổng quan hệ thống điện và kỹ thuật cơ bản vận hành hệ thống điện (Trang 44 - 103)

gia đình

Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau:

1.5.3.1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện

Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.

1.5.3.2.Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học

Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.

1.5.3.3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên

trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 - 6độC. Với chế độ đông lạnh thì để - 15độC đến -18độC. Cứ lạnh hơn 10độC là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.

Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên

năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Phòng đặt máy điều hòa cần đảm bảo độ kín. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.

Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm

điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.

Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu

càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều

hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.

Bình đun nước sôi: Sau khi nước sôi nên chứa nước vào

phích cách nhiệt, không nên để bình nước ở chế độ hâm

Bình nước nóng phòng tắm: Cắt điện vào bình sau khi hết tắm

Nồi cơm điện: Sau khi cơm cạn (chuyển sang chế độ

hâm) 15 phút rút phích cắm ra khỏi ổ điện. Chế độ hâm tiêu thụ công suất bằng 10% chế độ nấu

Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để

Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà

nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ

tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy.(ở chế độ chờ tiêu thụ 5 đến 7 W) Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.

Chuyên đề 2. ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐHKK

2.1.1. Không khí ẩm

Không khí xung quanh chúng ta là hốn hợp của nhiều chất khí, chủ yếu là N2 và O2, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí trơ, CO2, hơi nước …

- Không khí khô: Không khí không chứa hơi nước gọi là không khí khô.

- Không khí ẩm: Không khí có chứa hơi nước gọi là không khí ẩm. Trong tự nhiên chỉ có không khí ẩm và trạng thái của nó được chia như sau:

- Không khí ẩm chưa bão hoà: là trạng thái mà hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào được trong không khí

- Không khí ẩm bão hoà: là trạng thái mà hơi nước đã đạt tối đa và không thể bay hơi thêm vào được trong không khí.

- Không khí quá bão hoà: là không khí ẩm bão hoà và còn chứa thêm một lượng hơi nước nhất định

2.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ là đại lượng biểu thị mức độ nóng lạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác con người.

Trong kỹ thuật ĐHKK, thường sử dụng 2 thang đo nhiệt độ là độ C và độ F.

tF = 9/5tC + 32 (oF) → tC = 5/9(tF – 32) (oC) Ví dụ: Ở nhiệt độ tC = 25oC, nhiệt độ tF = 77oF

2.1.2.1. Nhiệt độ điểm sương

Làm lạnh không khí ngưng giữ nguyên dung ẩm d (hoặc phân áp suất hơi nước) tới nhiệt độ ts nào đó thì hơi nước trong

không khí ngưng tụ lại thành nước bão hoà. Nhiệt độ ts đó gọi là nhiệt độ điểm sương.

Hơi nước ngưng tụ trên bề mặt ly nước đá

2.1.2.2. Nhiệt độ nhiệt kế ướt

Khi cho hơi nước bay hơi đoạn nhiệt vào không khí chưa bão hoà. Nhiệt độ không khí sẽ giảm dần trong khi độ ẩm không khí sẽ tăng lên, tới trạng thái bão hoà ϕ = 100% thì quá trình bay hơi chấm dứt.

Nhiệt độ ứng với trạng thái bão hoà cuối cùng này gọi là nhiệt độ nhiệt kế ướt, ký hiệu tư. Được gọi nhiệt kế ướt vì nó được xác định bằng nhiệt kế có bầu thấm ướt nước.

A B

t

C

2.1.3. Độ ẩm

2.1.3.1. Độ ẩm tuyệt đối: là khối lượng hơi

ẩm trong 1m3

Không khí ẩm. Giả sử trong V (m3) không khí ẩm có chứa Gh (kg) hơi nước thì độ ẩm tuyệt đối là:

3 , / Gh kg m h V ρ = 2.1.3.2. Độ ẩm tương đối

Là tỷ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí với độ ẩm bão hoà cực đại ở cùng nhiệt độ và trạng thái đã cho.

.100% max

h

ρ

φ ρ=

Khi: ϕ = 0 : không khí khô

0 <ϕ < 100 : không khí ẩm chưa bão hoà

ϕ = 100 : không khí ẩm bão hoà

2.1.3.3. Dung ẩm

Dung ẩm gay còn gọi là độ chứa hơi, là lượng hơi ẩm chứa trong 1 kg không khí khô.

Gh d

Gk

=

- Gh: khối lượng hơi nước - Gk: khối lượng không khí khô

2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường không khíđến con người đến con người

Nhiệt độ là yếu tố gây nên cảm giác nóng lạnh đối với con người. Cơ thể con người có nhiệt độ xấp xỉ 37oC. Trong quá trình vận động, cơ thể con người thải ra một nhiệt lượng qh

qtoả = qh + qa

5. Đồ thị tiện nghi theo nhiệt độ và độ ẩm

2.2. PHÂN LOẠI MÁY ĐHKK2.2.1. Máy ĐHKK cục bộ 2.2.1. Máy ĐHKK cục bộ

Là hệ thống chỉ ĐHKK trong phạm vi hẹp, thường chỉ có một phòng riêng độc lập, hoặc chỉ 1 vài phòng nhỏ. Trên thực tế có các dạng sau:

- Máy ĐHKK dạng cửa sổ - Máy ĐHKK kiểu rời - Máy ĐHKK kiểu ghép

- Máy ĐHKK dạng tủ thổi trực tiếp

2.2.1.1. Máy ĐHKK dạng cửa sổ:

Công suất nhỏ từ: 7000Btu/h – 24000Btu/h

2.2.1.2. Máy ĐHKK kiểu rời

Công suất nhỏ từ: 7.000Btu/h – 60.000Btu/h, được phân ra thành máy ĐHKK 1 chiều và máy ĐHKK 2 chiều.

- Máy ĐHKK 1 chiều chỉ có chức năng làm lạnh

2.2.1.2. Máy ĐHKK kiểu rời

2.2.1.3. Máy ĐHKK kiểu ghép

Là máy điều hoà gồm 1 dàn nóng và 2 – 4 dàn lạnh. Một cụm dàn lạnh được gọi là một hệ thống. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ thuộc vào các dàn lạnh khác.

Máy ĐHKK dạng ghép có những đặc điểm và cấu tạo tương tự máy ĐHKK dạng rời. Tuy nhiên do dàn nóng chung nên tiết kiệm diện tích lắp đặt.

2.2.1.4. Máy ĐHKK dạng tủ thổi trực tiếp

Công suất của máy từ 36.000 – 120.000Btu/h

2.2.2. Hệ thống ĐHKK kiểu phân tán

Là hệ thống chỉ ĐHKK ở đó có khâu xử lý không khí phân tán tại nhiều nơi, nghĩa là hệ thống có nhiều dàn lạnh. Trên thực tế có các dạng sau:

- Máy điều hoà kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume) - Máy điều hoà làm lạnh bằng nước (Water chiller)

2.2.2.1. Máy điều hoà kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume)

* Sơ đồ VRV 2 chế độ

2.2.2.2. Máy điều hoà làm lạnh bằng nước (Water chiller)

Là hệ thống ĐHKK làm lạnh nước đến nhiệt độ khoảng 7oC. Sau đó nước được dẫn theo đường ống đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là AHU, FCU để xử lý không khí.

* Cụm máy chiller Carrier

IT IT VÂC MT MH 1 2 3 4 5 MH MT VÂC MH MT VÂC MH MT VÂC MH MT VÂC MH MT VÂC

2.3. GIỚI THIỆU HT ĐHKK TẠI TRUNG TÂM

Hệ thống ĐHKK tại trung tâm bồi dưỡng CB ngành Tài Chính – TTH là những hệ thống ĐHKK VRV thế hệ thứ IV của Daikin.

Hệ thống điều hoà gồm các toà nhà sau: - Hệ thống ĐHKK phòng học

- Hệ thống ĐHKK ký túc xá - Hệ thống ĐHKK căn tin, y tế

Phần này sẽ bổ sung sau

(Sẽ có buổi khảo sát công trình và thu thập thêm các tài liệu: bản vẽ thi công hệ thống ĐHKK, catalogues của nhà sản xuất )

2.4. AN TOÀN MÔI CHẤT LẠNH2.4.1. Khái niện về môi chất lạnh 2.4.1. Khái niện về môi chất lạnh

Môi chất lạnh hay còn gọi là gas lạnh là chất không thể thiếu trong máy lạnh và ĐHKK. Nó sôi ở thiết bị bay hơi để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và ngưng tụ ở thiết bị ngưng tụ để toả nhiệt vào môi trường làm mát.

Gas lạnh được ký hiệu bắt đầu bằng chữ R, viết tắt của chữ (Refrigerant), ví dụ: R134a

2.4.2. Các môi chất lạnh sử dụng cho máy ĐHKK

- Môi chất lạnh R22, công thức hoá học: CHClF2

- Môi chất lạnh R404A, là hỗn hợp của 3 môi chất lạnh R125,R143a, R134a (44/52/4%)

- Môi chất lạnh R407C, là hỗn hợp của 3 môi chất lạnh R32,R125, R134a (23/25/52%)

- Môi chất lạnh R410A, là hỗn hợp của 2 môi chất lạnh R125,R32 (50/50%)

Các môi chất lạnh sử dụng cho máy ĐHKK: - Môi chất lạnh R32, công thức hoá học:

- Môi chất lạnh R404A, là hỗn hợp của 3 môi chất lạnh R125,R143a, R134a (44/52/4%)

2.4.3. An toàn môi chất lạnh

- Các môi chất lạnh sử dụng cho ĐHKK là không dễ cháy nổ, không gây độc hại đối với con người ở nồng độ cho phép, nhưng làm phá huỷ tầng ozon và gây hiệu ứng nhà kính (R22)

nên khi sử dụng tránh hạn thải các môi chất lạnh ra môi trường mà phải thu hồi và sử dụng lại các môi chất lạnh.

2.4.3. An toàn môi chất lạnh

- Gas lạnh rất hiếm bị rò rỉ trong phòng, nhưng nếu xẩy ra đảm bảo không tiếp xúc với bất kỳ ngọn lửa nào từ bếp gas, bếp dầu..

- Khi phát hiện rò rỉ gas, nên mở cửa phòng cho thoáng khí để giảm nồng độ gas trong phòng, rồi báo ngay cho nhân viên kỹ thuật.

2.5. SỬ DỤNG MÁY ĐHKK

Sử dụng điều khiển từ xa (Remote)

2.5.1.1. Vận hành máy

- Chọn chế độ vận hành: Nhấn nút MODE

- Khởi động máy: Nhấn nút ON/OFF, đèn vận hành ở dàn lạnh sẽ sáng.

- Khởi dừng máy: Nhấn nút ON/OFF, đèn vận hành ở dàn lạnh sẽ tắt.

2.5.1.2. Cài đặt thông số

- Cài đặt nhiệt độ - Chọn tốc độ quạt - Điều chỉnh hướng gió - Hẹn giờ chạy và dừng máy - Vận hành mạnh mẽ

2.6. BẢO DƯỠNG MÁY ĐHKK

2.6.1. Vệ sinh lọc không khí trong nhà

2.6.2. Vệ sinh định kỳ dàn nóng và dàn lạnh

Sau nhiều tháng làm việc, cần phải vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh máy làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện năng.

2.6.3. Lưu ý trước khi cho máy nghỉ dài lâu

- Vệ sinh lọc gió

- Cho quạt khối trong nhà (MODE FAN) chạy khoảng 1 giờ để làm khô dàn

- Tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa

- Ngắt áptomát, vì nếu cấp nguồn thì máy vẫn tiêu thụ điện

2.7. TIẾT KiỆM NĂNG LƯỢNG ĐHKK

- Sử dụng ở chế độ làm mát, không để nhiệt độ trong phòng quá thấp. Mức chênh lệch giữa nhiệt độ phòng với nhiệt độ bênh ngoài chỉ từ 3 – 5oC

- Nếu đã đặt sẵn 23oC trở lên thì cứ tăng lên 1oC thì giảm được 6% năng lượng điện sử dụng

- Đóng kín các cửa, đừng để các khe hở gây thoát nhiệt - Cắt aptomat nguồn khi không sử dụng máy ĐHKK - Thường xuyên lau chùi các thiết bị lọc sẽ tiết kiệm được 5 – 7% điện năng

- Trong gia đình nên tắt máy ĐHKK vào lúc gần sáng, văn phòng ông sở tắt ĐHKK trước khi hết giờ làm việc 30 phút.

- Nếu sử dụng nhiều máy ĐHKK nên cắt giảm 50% số máy khi thiếu điện.

2.8. XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP2.8.1. Máy không hoạt động 2.8.1. Máy không hoạt động

Nguyên nhân:

- Chưa cấp nguồn cho máy - Nguồn điện bị hỏng

- Điều khiển từ xa bị hỏng hoặc hết pin - Hệ thống đang được hẹn giờ

2.8.2. Máy hoạt động nhưng phòng không lạnh

Nguyên nhân:

- Phòng cài đặt nhiệt độ cao - Hệ thống thiếu gas

- Các dàn trao đổi nhiệt bị bẩn - Quạt dàn lạnh bị hỏng

- Phin lọc bị tắt

- Điều khiển từ xa bị hỏng

2.8.3. Phòng lạnh tạo ra mùi

Nguyên nhân:

- Hiện tượng này xẩy ra khi mùi của phòng, các vật dụng nội thất, hay mùi thuốc lá bị hấp thụ vào trong dàn lạnh và được thổi ra cùng không khí.

Chuyên đề 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HỆ THỐNG THANG MÁY

5.1. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THANG MÁY 5.1.1. Giới thiệu

Thang máy là một hệ thống giao thông phổ biến trong các tòa nhà cao tầng. Thang máy đứng đầu danh sách thiết bị yêu cầu đặc biệt về an toàn, thang máy ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của con người. Người sử dụng thang máy phải tuân thủ chặt chẽ quy trình vận hành thang máy, nắm rõ được cách thức hoạt động theo quy chuẩn an toàn thang máy.

5.1.2. Hướng dẫn vận hành thang máy cơ bản

Bước 1: Sử dụng bảng gọi tầng ngoài cabin phát tín hiệu gọi thang đến tầng phục vụ

Bảng 5.1: Bảng gọi tầng thang máy

Để gọi thang máy đến tầng phục vụ thì ở cửa tầng có gắn bảng gọi tầng (Hall Call Panell), khi người sử dụng có nhu cầu đi lên hoặc đi xuống chỉ việc nhấn phím mũi tên

chiều lên, chiều xuống theo nhu cầu sử dụng của mình. Phim lên, xuống được gắn trên bảng gọi tầng ngoài cabin. Có đèn Led chiếu sáng phím mũi tên, khi người sử dụng nhấn thì đèn Led sáng hệ thống thang máy thống báo cho người dùng chiều lên hoặc xuống.

Một số thiết kế bảng gọi tầng thang máy được gắn trên bảng gọi tầng đèn báo vị trí tầng dừng hoặc sẽ được thiết kế riêng đèn báo trên cửa tầng thang máy.

Chú ý ở tầng dưới cùng trên bảng gọi tầng chỉ có phím mũi tên lên hoặc xuống đối với tầng trên cùng.

Cách thức vận hành thang máy sau khi có tín hiệu gọi được ưu tiên như sau:

Trường hợp thang máy vận hành cùng chiếu với tín hiệu gọi thang máy và vận hành qua tâng phục vụ trong khi người sử dụng đang phát tín hiệu gọi, khi đó thang máy sẽ di chuyển đến

Một phần của tài liệu giới thiệu tổng quan hệ thống điện và kỹ thuật cơ bản vận hành hệ thống điện (Trang 44 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w