Quy định an toàn khi sử dụng các thiết bị cầm tay

Một phần của tài liệu giới thiệu tổng quan hệ thống điện và kỹ thuật cơ bản vận hành hệ thống điện (Trang 26 - 28)

1.3.5.1. Phân loại dụng cụ điện cầm tay

- Dụng cụ điện cầm tay cấp I(máy cấp I) : việc bảo vệ chông điện giật không chỉ vào cách điện chính, cách điện kỳ, cách điện tăng cường mà còn thêm biện pháp phòng ngừa an toàn nối bộ phận dẫn chạm với dây nối đất bảo vệ.

- Dụng cụ điên cầm tay cấp II(máy cấp II): việc bảo vệ chống điện giật chỉ dựa vào cách điện chình có bổ sung thêm cách điện kép và cách điện tăng cường.

- Dụng cụ điện cầm tay cấp III(máy cấp III) : việc bảo vệ chống điện giật chỉ dựa vào nguồn điện có điện áp cực thấp.

1.3.5.2. Trước khi làm việc phải

- Kiểm tra dây nguồn, ống bảo vệ dây, phích cắm, cách điện của vỏ, tay cầm, nắp che chổi than...

- Kiểm tra bộ phận ngắt mạch có làm việc dứt khoát không.

- Kiểm tra chạy không tải.

- Với các máy cấp I phải kiểm tra các mạch nối dây bảo vệ máy.

1.3.5.3. Nguyên tắc sử dụng máy điện câm tay

1) Khi dùng máy cấp I phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân(găng tay cách điện, thảm cách điện, ủng cách điên...). Trừ những trường hợp sau không cần dùng phương tiện bảo vệ cá nhân:

- Chỉ dùng một máy và được cấp điện qua biến áp cách ly. - Máy dùng điện từ, máy phát độc lập hoặc từ môt bộ biến đổi tần số có cuộn dây cách ly.

- Máy có trang thiết bị cắt bảo vệ rò.

2) Trong các hầm, thùng, khoang, bể kín có nguy hiểm về điện chỉ cho phép sử dụng các máy cấp III hoặc 1 máy cấp I hoặc cấp II dùng điện ở máy phát độc lập, máy biến áp cách ly hay bộ biến đổi tần số có các cuộn dây cách ly.

Nguồn điện cung cấp cho các máy câp I hoặn cấp II(máy phát độc lập, biến áp cách ly...) phải để ở bên ngoài chỗ làm việc và mạch điện thứ cấp của chúng không được nối đất.

3) Phải chú ý bảo vệ dây cáp mềm cách điện cho máy để tránh bị xây xát cách điện, tránh dây bị dầu mỡ hoặc tiếp xúc với các vật nóng.

4) Khi máy tự nhiên bị dừng(do mất điện, kẹt...)phải cắt ngay công tắc hoặc cắt máy.

5) Phải rút phích cắm của máy ra khỏi nguồi khi:

- Thay đổi dụng cụ làm việc trực tiếp, hiệu chỉnh máy, lắp đặt vòi, ống.

- Di chuyển máy từ nơi này đến nơi khác. - Ngừng việc.

- Kết thúc công việc hoặc ca.

Một phần của tài liệu giới thiệu tổng quan hệ thống điện và kỹ thuật cơ bản vận hành hệ thống điện (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w