Trong nghệ thuật tạo hình.

Một phần của tài liệu nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người việt nam (Trang 49 - 52)

Về kiến trúc

Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến

trúc chùa tháp, lầu chuơng gác trống theo mơ hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phĩng của Phật giáo phối hợp cùng với lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt Nam đã tạo ra một mơ hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam.

Những ngơi chùa tháp ở nước ta hơn 2000 năm trước, từ khi Phật giáo mới du nhập vào cho đến nay chủ yếu diễn ra ở người Việt (Kinh) trong quá trình mở rộng địa bàn cư trú, hình thành quốc gia hiện đại, theo Phật giáo Đại thừa.

Khi Phật giáo du nhập vào nước ta ở những thế kỷ đầu Cơng nguyên, những người hâm mộ đạo Phật cũng tiến hành xây dựng những Stupa (tháp) nhiều tầng để đặt tượng thờ Phật trong đĩ. Từ chữ Stupa dần dần đọc biến âm theo tiếng Việt là Chu-a rồi dần thành tiếng chùa cho đến ngày nay. Tiếng “chùa” hồn tồn là tiếng Việt, chỉ nơi thờ Phật hành lễ. Như vậy khái niệm chùa hay khơng gian kiến trúc chùa ban đầu ở nước ta là một tịa Stupa nhiều tầng. Đồng thời theo tiếng Hán, Stupa phiên âm gọi là tháp. Như vậy từ một từ Stupa từ Ấn Độ nhập vào biến âm theo tiếng Việt là chùa, phiên âm theo tiếng Hán là tháp, từ đĩ dẫn đến khái niệm chùa ban đầu ở nước ta được lồng ghép cả tiếng Việt và tiếng Hán là chùa tháp.

Về kiến trúc chùa tháp ấy gồm một tịa gạch đá nhiều tầng ở trung tâm, tượng Phật đặt thờ ở các tầng dưới tháp, cịn các kiến trúc phụ khác đặt ở xung quanh hay hai bên cây tháp. Xây dựng chùa tháp như thế này hẳn là diễn ra ở những ngơi chùa do nhà nước, hoặc các đại thần, đại sư cho xây dựng. Bởi vì việc xây dựng những tịa gạch đá rất cơng phu tốn kém, phải cĩ nhiều kinh phí, điều kiện kỹ thuật mới cĩ thể xây dựng được. Cịn những ngơi chùa do làng xã, tiểu sư dựng lên vẫn cịn làm bằng gỗ, tre, lá…

Chùa thời Lý

Như đã nĩi ở trên phần Phật giáo thời Lý – Trần, ở thời Lý chùa tháp được xây dựng rất nhiều, được xếp thành ba hạng là đại, trung, tiểu danh lam. Kiến trúc chùa biểu hiện ở ba dạng đĩ cĩ thể diễn giải như sau:

Thứ nhất: dạng chùa lấy cây tháp làm trung tâm. Đĩ là những ngơi chùa ở vào hạng đại hoặc trung danh lam, với tên gọi là chùa tháp (chùa cĩ tháp cao). Tiêu biểu cĩ tháp Báo Thiên gồm 12 tầng cao 20 trượng ( 1 trượng bằng 4 mét) do vua Lý Thánh Tơng cho xây dựng vào năm 1057 trên khuơn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây hồ Lục Thủy (tức hồ Gươm – Hà Nội ngày nay) và chùa Diên Hựu (nay là chùa Một Cột) ở Hà Nội.

Thứ hai: dạng chùa bố trí theo lối chữ tam. Đĩ là sự thể hiện Thiên – Địa – Nhân nhất thể theo Nho giáo hoặc tam thân, tam thế, tam bảo của nhà Phật. Dạng chùa này thường diễn ra ở hạng trung và tiểu danh lam, khi mà chủ xây dựng chùa khơng đủ kinh phí để xây dựng lên cái tháp đồ sộ, thì điện thờ Phật được đặt ở trên cao, tiếp xuống là các trung và hạ điện là nơi Phật tử hành lễ, hình thành nên kiến trúc chùa bố trí theo lối chữ tam. Hiện tượng này cịn thấy ở chùa Bà Tấm – Gia Lâm – Hà Nội do Ỷ Lan hồng hậu cho xây dựng, chùa Thầy ( chùa Phật Tích) ở Quốc Oai – Hà Tây, chùa Hương Lãng (chùa Lạng) ở Mỹ Văn – Hưng Yên…

Tuy hình ảnh về ngơi chùa tháp thời Lý khơng cịn bao nhiêu nhưng qua bia ký, tư liệu, với một số ít ỏi dấu tích cịn lại cũng cĩ thể phần nào nĩi lên tiếng nĩi văn hĩa từ những ngơi chùa thời này. Đĩ là sự phát triển đến một trình độ nhất định về kỹ thuật và mỹ thuật, kiến trúc gạch đá, cho phép hình thành nên những cây tháp nhiều tầng làm trung tâm ở những ngơi chùa lớn. Ở những tầng dưới cây tháp người ta đặt bàn thờ Phật và con người cĩ thể dễ dàng ra vào, Nghệ thuật trang trí những cây tháp ấy thì cực kỳ đẹp đẽ. Về mặt kỹ thuật xây tháp, chắc chắn con người đã biết chế tạo vật liệu gạch với độ nung vừa đủ để cĩ thể chạm khắc trang trí trực tiếp ngay vào những viên gạch và chất kết dính (vữa) đủ liên kết kiến trúc lâu dài, cùng với việc sử dụng kim loại đồng trong xây dựng (như ở tháp Báo Thiên).

Chùa thời Trần.

Sang thời Trần, mặc dù triều Trần phải tập trung nhân tài vật lực cho ba lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nên ít thấy sử chép các vua triều Trần bỏ tiền xây dựng chùa tháp, nhưng ở thời này khái niệm chùa tháp vẫn cịn tồn tại. Tuy nhiên, khái niệm chùa tháp thời Trần khác hẳn khái niệm chùa tháp thời Lý. Sang

biểu tượng về Phật. Ví như ở chùa Phổ Minh, được xây dựng vào năm 1262 với tính chất là xây điện thờ Phật, cịn tháp ở sân chùa mãi tới năm 1305 mới được xây dựng. Hay như ở chùa tháp Bình Sơn (tháp chùa Then) ở Lập Thạch – Vĩnh Phúc.

Điện thờ Phật ở chùa thời Trần thường là một kiến trúc gỗ, một gian hai chái tạo thành hình vuơng (để tượng trưng như cây tháp hình vuơng, bốn phương tám hướng tụ hội). Điện thờ Phật hình vuơng là phổ biến trong những ngơi chùa thời Trần như ở chùa Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh), chùa Thái Lạc ( Mỹ Văn – Hưng Yên) hay chùa Bối Khê (Thanh Oai – Hà Tây), chùa Lấm (trên đảo Thừa Cống – Quảng Ninh). Ở chùa Lấm điện thờ Phật hình vuơng cịn được lợp bằng ngĩi lưu ly. Điện thờ Phật hình vuơng này là bắt nguồn từ tháp hình vuơng thờ Phật làm trung tâm ở những ngơi chùa thời Lý.

Sang thế kỷ XVII, ở Đàng Trong các chúa Nguyễn ra sức mở rộng Phật giáo. Ở thời gian này xuất hiện kiểu chùa nội cơng ngoại quốc. Đĩ là kiến trúc chùa được bố trí điện thờ ở giữa hình chữ cơng, xung quanh vịng ngồi vành chữ quốc bao bọc. Cùng với những ngơi chùa nội cơng ngoại quốc những ngơi chùa chữ tam, chữ đinh…từ thế kỷ XII vẫn cịn lại đến ngày nay đã gĩp phần vào hồn thiện kiến trúc gỗ cổ truyền ở ngồi Bắc cả về mặt kỹ thuật và mặt mỹ thuật. Biểu hiện ở những khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w