Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 29 - 31)

III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ THANH HÓA ĐẾN NĂM

3.2.3 Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

Hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn. Mỗi cơ sở đảm nhiệm chính việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn, bảo đảm đạt tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế cho từng tuyến:

 Tuyến I (tuyến huyện): bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn từ hạng III trở lên, gồm có bệnh viện huyện, thị xã (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng và từ trạm y tế cơ sở.

+ Các bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực có quy mô giường bệnh phù hợp theo điều kiện địa lý, dân cư, đảm bảo tốt dịch vụ ngay từ tuyến huyện.

+ Rà soát, phân loại để đầu tư các phòng khám đa khoa khu vực còn phù hợp và phát huy tác dụng tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho nhân dân địa phương.

+ Nghiên cứu từng bước đến năm 2015 phát triển một số bệnh viện huyện thành bệnh viện đa khoa khu vực và xắp xếp lại các bệnh viện cho phù hợp hơn.

 Tuyến II (tuyến tỉnh): bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, bệnh viện tư nhân, bệnh viện ngành đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II trở lên; cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh, đáp ứng hầu hết các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; là cơ sở thực hành cho sinh viên các trường y - dược trong tỉnh.

 Duy trì, đầu tư, phát triển hệ thống các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa như hiện nay, thành lập Bệnh viện Da liễu trên cơ sở Trung tâm da liễu

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w