Nội dung phát triển hệ thống y tế

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 27 - 29)

III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ THANH HÓA ĐẾN NĂM

3.2Nội dung phát triển hệ thống y tế

3.2.1Quy hoạch Hệ thống y tế đến năm 2020

3.2.1.1Hệ thống y tế công lập

 Tuyến tỉnh:

+ Các cơ sở khám chữa bệnh: có 5 bệnh viện đa khoa, bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia (từ năm 2010), Bệnh viện đa khoa khu vực Hà Trung (từ năm 2015), Bệnh viện đa khoa khu vực Quan Hoá (từ năm 2020); 09 bệnh viện chuyên khoa, bao gồm: Bệnh viện y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện phục hồi chức năng, Bệnh viện mắt, Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện nội tiết, Bệnh viện da liễu; 01 Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115; 01 Trung tâm huyết học và truyền máu; 01 Khu điều trị bệnh phong (trực thuộc bệnh viện da liễu).

+ Các cơ sở y tế dự phòng và trung tâm, bao gồm: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm chăm sóc sức

khoẻ sinh sản, Trung tâm phòng chống sốt rét, KST & CT, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, Chi cục quản lý vệ sinh ATTP.

+ Chi cục dân số Kế hoạch hoá gia đình;

+ Các trung tâm giám định, bao gồm: Trung tâm giám định y khoa Thanh Hoá, Trung tâm giám định pháp y (nằm trong Bệnh viện đa khoa tỉnh), Trung tâm giám định pháp y tâm thần (nằm trong Bệnh viện tâm thần);

+ Trường cao đẳng y tế (sẽ nâng cấp lên Trường Đại học Y - Dược Thanh Hoá.

 Tuyến huyện:

+ Các bệnh viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố: Hiện tại có 26 BVĐK, đến năm 2010 còn 25 BVĐK, năm 2015 còn 24 và năm 2020 còn 23 (các BVĐK huyện Tĩnh Gia, Hà Trung, Quan Hoá sẽ chuyển thành Bệnh viện đa khoa khu vực tuyến tỉnh).

+ Phòng khám đa khoa khu vực: Chỉ duy trì hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc khu vực dễ bị chia cắt khi có thiên tai, bão lụt mà Trạm y tế xã chưa đủ khả năng thực hiện các kỹ thuật, dịch vụ khám chữa bệnh thông thường.

+ Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố: 27 trung tâm; + Trung tâm dân số KHHGĐ: 27 trung tâm.

 Tuyến xã: Mỗi xã, phường, thị trấn có một trạm y tế cấp xã.

3.2.1.2 Hệ thống y tế ngoài công lập:

- Tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động các bệnh viện, phòng khám tư nhân, các công ty dược, thiết bị, vật tư y tế hiện có;

- Đến năm 2020 khuyến khích, tạo điều kiện phát triển, đưa vào hoạt động thêm ít nhất 8 – 9 bệnh viện tư nhân;

3.2.2 Củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng

 Tuyến tỉnh:

+ Xây dựng phòng xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2, đủ khả năng giám sát, phát hiện dịch và thực hiện toàn bộ các xét nghiệm phục vụ hoạt động chuyên môn. Phấn đấu đến năm 2015, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia về một số lĩnh vực; đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia về các labo xét nghiệm chuyên ngành.

+ Đầu tư, phát triển và nâng cao năng lực công tác kiểm dịch y tế ở các cửa khẩu và các cảng biển, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch quốc tế.

+ Đầu tư xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.

+ Đầu tư xây dựng Chi cục quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Duy trì và nâng cấp các Trung tâm: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Phòng chống sốt rét, Truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh đủ khả năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi phụ trách.

 Tuyến huyện:

Đầu tư xây dựng và phát triển Trung tâm y tế dự phòng huyện đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông, giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ...

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020 (Trang 27 - 29)