Sự cần thiết của việc đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục y tế ngoài công lập

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 30 - 48)

đáng kể cho các cơ sở y tế công lập. Theo điều tra y tế Quốc gia, các cơ sở y tế tư đóng vai trò to lớn trong điều trị ngoại trú, chiếm 60,2% số lượt khám chữa bệnh ngoại trú... Đó là những thành công bước đầu rất đáng khích lệ trong công cuộc đẩy mạnh xã hội hóa y tế nước nhà.

4. Sự cần thiết của việc đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục- y tế ngoài công lập lập

Theo nghị quyết của chính phủ số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997, nhà nước muốn xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, điều này có nghĩa là:

Nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.

Mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên.

Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội.

Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.

Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.

bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương. Thực hiện công bằng trong chính sách xã hội phải vận dụng các nguyên tắc điều chỉnh và ưu tiên; nhất thiết phải ưu tiên đối với người có công, phải trợ giúp người nghèo, vùng nghèo; người có công, có cống hiến nhiều hơn, được xã hội và Nhà nước chăm lo nhiều hơn. Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động văn hoá, xã hội không phải là huy động bình quân, mà là vận dụng cách huy động và mức huy động tuỳ theo các lớp người có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu nhập khác nhau. Những người thuộc diện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước được miễn, giảm phần đóng góp. Công bằng xã hội còn được thực hiện thông qua việc phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách", người giàu giúp người nghèo, vùng giàu giúp vùng nghèo. Phát triển nhiều loại quỹ do nhân dân đóng góp tự nguyện làm việc nghĩa, như quỹ khuyến học, quỹ từ thiện... Nhà nước ban hành quy chế thành lập và quản lý các quỹ này theo hướng phát huy khả năng tự quản và giám sát của những người đóng góp, thực hiện chế độ công khai hoá thu, chi.

Thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá với quan niệm đúng đắn về công bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của Đảng.

5. Hạn chế của đầu tư vào hệ thống giáo dục và y tế ngoài công lập

Giáo dục: Cụm từ “xã hội hoá giáo dục” dùng để chỉ chung việc huy

động những nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục không đến từ nguồn ngân sách nhà nước. Và cũng chính vì vậy, dù còn nhiều ý kiến chưa đồng tình với khái niệm kinh doanh trong giáo dục, nhưng nhiều thuật ngữ mang “hơi hướng” kinh tế như thị trường giáo dục, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục, xuất khẩu giáo dục… ngày càng phổ biến.

Các bất cập này thể hiện qua xung đột về quan điểm điều hành và quản lý chi thu tài chính giữa hội đồng quản trị và ban giám hiệu, thậm chí giữa các thành viên hội đồng quản trị với nhau.

Việc thành lập lúc đầu và hoạt động tiếp theo của một trường ĐH, CĐ NCL cần phải mang tính chất dài hơi theo từng chiến lược trung hạn và dài hạn. So với một doanh nghiệp làm ăn lỗ lã phải phá sản thì việc đóng cửa một trường ĐH, CĐ có tác động xấu và rộng lớn hơn nhiều, vì sản phẩm của nhà trường là con người. Như vậy việc thành lập và hoạt động của một trường ĐH NCL cần các nhà đầu tư có tiềm năng và những nhà quản lý giáo

Quá trình hoạt động của nhà trường phải công khai và minh bạch trong tài chính. Đây là điều mà các trường ĐH phải học tập ở các doanh nghiệp. Hàng năm các doanh nghiệp đều có báo cáo thường niên, trong đó phần chi thu tài chính được trình bày rất rõ để thấy được tính đúng đắn và hiệu quả việc sử dụng tài chính của đơn vị, từ đó cũng hạn chế được sai phạm, tiêu cực, dù là vô tình hay cố ý. Hiện vài trường ĐH-CĐ NCL vẫn phải đi thuê địa điểm chứ không thực hiện nổi cam kết của nhà đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất như trong đề án thành lập trường. Mức phí học tập tại các trường ngoài công lập thường cao rất nhiều so với các trường công lập, với các khoản thu còn nhập nhằng.

Chính vì thế giải quyết được các vấn đề trên, sẽ giảm bớt được những lo lắng cho một sự bùng nổ “ảo” của thị trường giáo dục khi doanh nghiệp và tư nhân “ồ ạt” tham gia đầu tư thành lập trường như hiện nay; mà ngược lại, chúng ta hy vọng sẽ huy động được nguồn lực xã hội để đạt được mục tiêu 600 trường (225 trường ĐH và 375 trường CĐ) vào năm 2020 với 4,5 triệu SV.

 Với mô hình ngoài công lập Đại học quốc tế RMIT VN là đại học 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại VN, và hiện cũng là đại học nước ngoài duy nhất hoạt động hoàn toàn độc lập tại Việt Nam.

 Đại học Công Nghệ Hoàng Gia Melbourne (RMIT) đạt danh tiếng như một đại học chuẩn mực của Melbourne vì luôn đảm bảo một nền giáo dục đào tạo hướng nghiệp và thực tiễn từ năm 1887. Trường là một trong những đại học lớn nhất Úc, có 8 cơ sở tại Melbourne, khu vực tiểu bang Victoria và Việt Nam với 58.000 sinh viên và 35.000 nhân viên. RMIT còn là thành viên của Mạng Công Nghệ Úc, một liên hiệp gồm năm trường đại học công nghệ hàng đầu và trường cũng được biết đến qua các kết quả nghiên cứu và các dịch vụ tư vấn trong lĩnh lực kinh doanh. Trường đã thiết kế một môi trường văn hóa mang tính giáo dục độc đáo kết tinh từ cộng đồng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nhân viên và các doanh nghiệp khách hàng vốn tinh thông về nhân lực và công nghệ đến từ khắp các quốc gia trên thế giới. Sinh viên tốt nghiệp từ RMIT được đánh giá cao bởi những người Úc bản xứ lẫn các ông chủ nước ngoài và luôn đảm nhận trọng trách trong hầu hết các lĩnh vực quốc tế. Năm 1998, Đại học RMIT, Úc được chính phủ Việt Nam mời hợp tác để xây dựng trường đại học tại Việt Nam. Năm 2000, RMIT Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép giảng dạy các chương trình đại học, sau đại học, đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam. Dự án thành lập Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 44,1 triệu USD

 RMIT Việt Nam bắt đầu tuyển sinh tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2001 và tại Hà Nội vào năm 2004. Trường khánh thành và đưa vào sử dụng một cơ sở đào tạo mới và hiện đại tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2005. Tổng số sinh viên ở cả hai cơ sở hiện đã lên đến hơn 5,000 (tính đến tháng 3/2009).

 Tất cả văn bằng do Đại học RMIT, Úc cấp cho phép sinh viên Việt Nam và quốc tế lĩnh hội một nền giáo dục chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Tất cả hoạt động giảng dạy và học tập đều sử dụng tiếng Anh.

 Hoạt động giảng dạy và đào tạo của RMIT Việt Nam đảm bảo sinh viên ra trường được trang bị đầy đủ chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và trong khu vực. Sinh viên RMIT Việt Nam được đào tạo theo chuẩn quốc tế, thông thạo tiếng Anh và có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường thương mại toàn cầu.Tổng cộng hơn 5.000 sinh viên tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội (2008) .Đã có hơn 1.000 sinh viên tốt nghiệp tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội

 Tất cả các ngành đào tạo tại RMIT Việt Nam đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Văn bằng do Đại học RMIT Úc cấp. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam có thể lĩnh hội một nền giáo

 Bên cạnh những lợi ích nhiều mặt khi gia đình gửi con em mình tham gia chương trình du học tại chỗ, chi phí cho chương trình quốc tế tại Việt Nam đạt lợi ích kinh tế hơn bao giờ hết.

 Chất lượng giáo dục đào tạo tại RMIT Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế như tại Úc, tuy nhiên học phí cho các khóa học ở RMIT Việt Nam thấp hơn nhiều so với chi phí cho các khóa học tương tự tại Úc. Cụ thể học phí chương trình Cử nhân Thương mại được giảng dạy tại Việt Nam khoảng 17.000 đô la Mỹ trong khi đó tại Úc học phí của một chương trình lên tới 42.000 đô la Mỹ. Ngoài ra, sinh viên theo học tại RMIT Việt Nam còn tiết kiệm những khoản chi lớn phát sinh khi đi du học như chi phí sinh hoạt cao, vé máy bay, phí visa và bảo hiểm y tế bắt buộc.

 Chúng ta hãy làm một phép tính nhỏ tại đây, hiện nay RMIT Việt Nam có 5000 sinh viên. Nếu như cả 5000 sinh viên này cùng học ngành thương mại thì chi phí khi học tại Việt Nam sẽ là:

5000 x 17.000 = 85.000.000 (đô la Mỹ)

Trong khi đó,nếu để 5000 sinh viên này theo học tại Úc thì chi phí với cùng ngành học là:

5000 x 42.000 = 210.000.000 (đô la Mỹ)

Điều này có thể thấy được, khi sinh viên học tại RMIT Việt Nam sẽ tiết kiệm được 125.000.000 đô la Mỹ, hạn chế được dòng tiền “chảy ra” nước ngoài rất nhiều.

 Tại RMIT Việt Nam, sinh viên được tạo điều kiện phát triển toàn diện nhất thông qua chương trình giáo dục thực tiễn, trang thiết bị hiện đại, các hoạt động thể thao và hoạt động sinh viên đa dạng. RMIT Việt Nam cũng tạo cơ hội quý báu cho sinh viên gặp gỡ trực tiếp với giới doanh nghiệp thông qua các cuộc hội đàm, thảo luận và nhất là chương trình thực tập thực tiễn.

 RMIT Việt Nam đi tiên phong trong việc xây dựng một môi trường giảng dạy sáng tạo và đổi mới, cam kết mang đến cho sinh viên nền giáo dục đào tạo chất lượng quốc tế. Trường tự hào đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam bằng cách đào tạo nên những tân khoa với trình độ, kỹ năng, và bản lĩnh cần thiết để trở thành những nhà lãnh đạo quản lý giỏi trong tương lai.

 Tại cơ sở Nam Sài Gòn, RMIT Việt Nam tọa lạc trên một khu vực rộng 12,4 hecta. Toà nhà chính dài hơn 100m với bốn tầng có sức chứa lên tới 3000 sinh viên. Trong khu giảng đường, có hơn 35 khu vực học tập bao gồm phòng học, phòng tự học kết nối công nghệ mạng không dây, phòng lab, phòng dự án, phòng hội thảo, nhà hát với 166 chỗ ngồi, trung tâm y tế, café và thư viện. Cả toà nhà được trang bị 400 máy vi tính giúp sinh viên dễ dàng truy cập hệ thống dữ liệu điện tử nội bộ phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi giải trí trong sinh viên.

 Bên cạnh đó, Trường khuyến khích nhân viên, và sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhằm hỗ trợ cho việc quản lý giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu, bãi đỗ xe của trường được xây dựng trên một diện tích khiêm tốn và không dành cho xe ôtô, ngoại trừ xe của trường, taxi chạy theo hợp đồng dành cho nhân viên và sinh viên của trường và xe của khách liên hệ công tác tại trường.

 Với môi trường học tập được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, RMIT Việt Nam hiện nay thu hút nguồn giáo viên đào tạo có chất lượng cao nhằm đảm bảo được hiệu quả đầu ra của Trường được ổn định và có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, với cơ sở vật chất hiện tại của Trường đã tạo nên cảnh quan năng động và hiện đại cho diện mạo giáo dục tại Thành phố Hồ chí minh nói riêng và của cả nước nói chung. Đồng thời cũng giúp nâng cao được trình độ sống và dân trí cho người dân trẻ với phong cách sống và học tập hiện đại, tiếp cận với những thay đổi mới từng ngày của thế giới. Có thể nói RMIT đã thiết lập một môi trường văn hóa giáo dục độc đáo từ một cộng đồng toàn cầu bao gồm sinh viên, giảng viên, nhân viên và doanh nghiệp kết hợp am hiểu về cả nhân lực và công nghệ - đào tạo sinh viên đại học tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá giáo

lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của thành phố và cả nước và hướng tới hình thành một thế hệ sinh viên năng động và tự tin trong cuộc sống lẫn trong công việc. Việc thành lập trường RMIT cũng tạo được sự thay đổi trong cách giáo dục hiện tại ở Việt Nam, bởi lẽ đào tạo tại RMIT thiên nhiều về tiếp cận thực tế, thể hiện bản thân mình. Đây là một mô hình kiểu mẫu mà hệ thống giáo dục công lập cần phải hướng tới.

Y tế : những năm gần đây, Chính phủ đã khuyến khích phát triển hệ

thống y tế ngoài công lập, nhưng hầu hết các bệnh viện tư nhân đều có quy mô nhỏ, trung bình 20-60 giường bệnh. Dịch vụ y tế chủ yếu ở đây là điều trị bệnh mạn tính ít tai biến; một số cơ sở có cấp cứu về ngoại khoa hoặc sản khoa nhưng cũng chỉ tiếp nhận những trường hợp đơn giản.

− Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh bán công chỉ là đơn vị trực thuộc bệnh viện công, có quy mô nhỏ. Mô hình này phát triển chậm do thủ tục và điều kiện thành lập khá phức tạp, đòi hỏi nhiều đơn vị chức năng tham gia giải quyết. Việc phát triển bệnh viện liên doanh với nước ngoài cũng gặp khó khăn do chưa có quy chế quản lý chung giữa Việt Nam và đối tác để điều hành cơ sở liên doanh. Giá dịch vụ không phù hợp với thu nhập của người dân, dẫn đến kinh doanh thua lỗ.

− Rào cản lớn nhất chính là quan niệm phân biệt giữa y tế công lập với y tế tư nhân, quan niệm này không chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của người bệnh mà vẫn đang tồn tại ngay trong chính bản thân những người làm công tác quản lý y tế. Mặt khác, dù được khuyến khích phát triển nhưng lâu nay thuế thu nhập doanh nghiệp của BV tư là 28%, mức thuế này là quá cao.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 30 - 48)