Thực trạng y tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 28 - 30)

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị "Tổng kết công tác năm 2007 và triển khai kế hoạch 2008 của ngành y tế", hiện cả nước có trên 13.400 cơ sở y tế công lập với 151.671 giường bệnh đạt công suất sử dụng 110%. Cả nước có khoảng 30.000 cơ sở y tế tư nhân với 66 bệnh viện tư và hơn 300 phòng khám đa khoa.

Tuy nhiên, ngành y tế phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: bùng phát nhiều dịch bệnh, thiếu cán bộ vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ chi từ ngân sách cho hoạt động của y tế tại VN khoảng 30%. Trong khi đóá, WHO khuyến cáo tối thiểu phải đạt 50% mới đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Ngành y tế tập trung rà soát, hoàn thiện mạng lưới y tế, chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ xã hội hóa y tế, nhưng Nhà nước vẫn đầu tư chủ yếu về điều kiện vật chất, con người, đặc biệt tại tuyến xã, huyện, tỉnh cũng như y tế chuyên sâu. Khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh liên kết với cơ sở y tế công mở rộng các cơ sở phục vụ người có nhu cầu điều trị theo yêu cầu.

Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh bán công chỉ là đơn vị trực thuộc bệnh viện công, có quy mô nhỏ. Mô hình này phát triển chậm do thủ tục và điều kiện thành lập khá phức tạp, đòi hỏi nhiều đơn vị chức năng tham gia giải quyết. Việc phát triển bệnh viện liên doanh với nước ngoài cũng gặp

điều hành cơ sở liên doanh. Giá dịch vụ không phù hợp với thu nhập của người dân, dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Các bệnh viện công hiện vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác khám chữa bệnh, mỗi năm tiếp nhận 100 lượt người điều trị ngoại trú và 5 triệu lượt người điều trị nội trú. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh và chi phí chẩn đoán, điều trị đang tăng nhanh thì ngân sách dành cho các bệnh viện công rất hạn hẹp. Hậu quả là nhiều cơ sở lâm vào tình trạng quá tải, chất lượng khám chữa bệnh thấp. Sự

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 28 - 30)