xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động SXKD, từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp được các doanh nghiệp lựa chọn là không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu nhập những thông tin về tình hình chi phí so với kết quả đạt được, từ đó đề ra các biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về NVL, lao động,…của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực tiếp quan, căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán trên sự phản ảnh tính hình chi phí thực tế trên sổ sách. Xét trên góc độ này, kế toán với chức năng cơ bản là công cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định
vai trò không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp. Là một trong những phần quan trọng cả công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát, phản ánh trung thực kịp thời các thông tin CPSX phát sinh, tính đúng, tính đủ CPSX vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa SXKD và xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo SXKD có hiệu quả, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định quản lý. Do đó, hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi DN.