Đưa dữ liệu ra máy tính (Data Com)

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ RADON TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG HỆ THIẾT BỊ RAD7 (Trang 33 - 43)

3.4.1. Cách xuất dữ liệu ra máy tính

RAD7 có cổng RS232 (cổng Com-cổng nối tiếp) có thể truyền dữ liệu sang máy tính. Khi đó chế độ làm việc phải là Idle (nghỉ). Để truyền dữ liệu sang máy in, chọn > Data Com < số thứ tự lần đo>

 Khi đã chuẩn bị xong, ấn phím ENTER.

 Nếu dữ liệu được truyền, trên màn hình sẽ có dòng chữ : “Data transfer…” (dữ liệu đang được truyền…) Truyền xong sẽ có tiếng kêu “bip”

 Để máy tính có thể nhận được dữ liệu, cần có chương trình CAPTURE. Ở đây tác giả dùng phần mềm này để lấy và tính toán dữ liệu từ RAD7 chứ không dùng máy in tia hồng ngoại .

3.4.2. Phần mềm CAPTURE

Phần mềm CAPTURE DURRIDGE được đi kèm khi sử dụng máy RAD7. CAPTURE có thế chạy trên Windows và Macintosh OS X. Nó có khả năng tải về tập tin dữ liệu từ RAD7. Một phần mềm ghi biểu đồ, đồ thị, thời gian.. rất tinh vi của radon và thoron từ RAD7. CAPTURE được xây dựng hỗ trợ cho tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Tính năng đồ họa phong phú và phân tích dữ liệu phong phú, nhiều bảng thống kê, và khả năng lựa chọn đa dạng [17] .

Phần mềm được tải trên website của hãng DURRIDGE. Tại đây có kèm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.

27

Hình 3.2. Giao diện của phần mềm CAPTURE khi chưa nhận dữ liệu

28

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Nồng độ và sai số trung bình của radon

Sau khi dùng phần mềm CAPTURE phân tích dữ liệu từ máy RAD7 của 15 điểm khảo sát đã cho ra bảng tổng hợp nồng độ trung bình và sai số tương ứng với nồng độ đó tại 15 điểm khảo sát.

Nồng độ trung bình và sai số tính theo Bq/m3 và được cho ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Nồng độ trung bình và sai số của radon

Vị trí Tọa độ Nồng độ

(Bq/m3) Sai số (Bq/m3) 1 10 50.113', 106 45.980' 3,81 1,10 2 10 48.722', 106 46.550' 3,32 1,00 3 10 51.025', 106 46.868' 9,33 1,50 4 10 51.770', 106 43.492' 4,08 1,00 5 10 51.808', 106 45.677' 8,96 1,60 6 10 51.800', 106 45.677' 11,8 1,90 7 10 50.717', 106 46.737' 4,09 1,20 8 10 51.168', 106 45.863' 4,54 1,10 9 10 51.167', 106 45.864' 15,2 1,90 10 10 52.524', 106 47.982' 6,59 1,30 11 10 49.602', 106 45.456' 5,11 1,40 12 10 50.094', 106 46.008' 4,85 1,20 13 10 53.477', 106 46.084' 5,68 1,23 14 10 53.473', 106 46.084' 4,47 1,10 15 10 49.585', 106 43.157' 5,66 1,30

29

Từ bảng 3.4 ta vẽ được biểu đồ và so sánh nồng độ tại 15 điểm khảo sát (hình 3.4)

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh nồng độ trung bình của radon tại 15 điểm khảo sát

Ta thấy kết quả đo được ở 15 vị trí ở khu vực thủ đức nằm trong khoảng từ 3,32 Bq/m3 cho tới 15,2 Bq/m3. Nồng độ radon trung bình là 6,49 ± 1,32 Bq/m3. Các điểm có nồng độ cao là các nhà có chế độ thông khí kém. Cụ thể là vị trí nhà có nồng độ cao nhất 15,2 Bq/m3 (vị trí số 9) thuộc phòng ngủ đóng kín thường xuyên và không có quạt hút, nhà có độ thông thoáng không tốt. Còn vị trí nhà có nồng độ radon thấp nhất 3,32 Bq/m3 (vị trí số 2) nhà có vách là các tấm gỗ thưa không tạo điều kiện cho khí radon tích lũy.

Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008 đối với nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà vào năm 2008 [2]. Tiêu chuẩn là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm khí phóng xạ radon trong nhà sau khi đo đạc, qua đó có thể đánh giá và đưa ra giải pháp. Các mức nồng độ khí radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định như sau:

 Đối với mức hành động: Trường học(>150 Bq/m3), nhà ở(>200 Bq/m3), và

3,81 3,32 9,33 4,08 8,96 11,8 4,09 4,54 15.2 6,59 5,11 4,85 5,68 4,47 5,66 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 n ồ n g đ ộ ra d o n (B q /m 3) 15 điểm kháo sát

30

nhà làm việc(~300 Bq/m3).

 Đối với mức khuyến cáo: Nhà mới xây(<100 Bq/m3), nhà hiện sử dụng(<200 Bq/m3).

 Đối với mức phấn đấu là các loại nhà cửa đều nhỏ hơn 60 Bq/m3.

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh nồng độ radon trung bình trong nhà với các tiêu chuẩn

Từ đồ thị trên hình 3.5 ta thấy rằng nồng độ radon trung bình (6,49 Bq/m3) trong khu vực nghiên cứu tương đối thấp. Nồng độ này so với mức hành động của nồng độ radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định trong TCVN 7889:2008 thì con số này chỉ bằng 1/30 lần [2], còn so với mức hành động nồng độ radon trung bình trong nhà của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mĩ (EPA) quy định thì nồng độ này bằng 1/23 lần [9]. Do vậy mà rủi ro sức khỏe tức thời mà radon gây ra cho người dân trong khu vực nghiên cứu là không có, nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2. So sánh kết quả đo ở Thủ Đức và những nơi khác 3.5.2.1 Trong nước

Từ kết quả nồng độ radon của khu vực Thủ Đức, ta có sự so sánh với các với các khu vực đã khảo sát ở trong nước [2], [7].

6,49 150 200 0 50 100 150 200 250 THỦ ĐỨC EPA TCVN 7889:2008 n ồ n g đ ộ ra d o n (B q /m 3)

31

Hình 3.6. Nồng độ radon ở một số khu vực ở Việt Nam

Kết quả cho thấy nồng độ radon trong nhà ở khu vực Thủ Đức thấp so với trung bình một số tỉnh thành khác trong nước. Thấp hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Nguyên.

3.5.2.2 Thế giới

Hình 3.7. So sánh nồng độ radon ở Thủ Đức với một số quốc gia

Nhiều nước trên thế giới đã xác định nồng độ giới hạn của radon trong nhà ở. Một khi nồng độ radon trong nhà cao hơn giá trị này thì cần phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu radon để làm giảm nồng độ radon tới dưới giá trị giới hạn.Trong số các nước có hoạt động nghiên cứu liên quan đến radon, có hơn một phần ba các nước có đưa

32

ra mức hành động đối với radon, đa số nằm trong khoảng từ 200-400 Bq/m3 đối với nhà có sẵn và 200 Bq/m3 đối với nhà xây mới. Trong đó, một số ít nước yêu cầu bắt buộc mức hành động đối với nhà xây mới là Mĩ, Nauy, Phần Lan và Đan Mạch. Đức và Mĩ là 2 quốc gia hiện có mức hành động thấp nhất là 100 và 148 Bq/m3 [2].

Ở Mĩ, nồng độ radon trong nhà cỡ 1,3 pCi/L tức khoảng 48,1 Bq/m3 [15]. Giá trị radon trong nhà trung bình theo khảo sát của WHO năm 2007 trên 26 quốc gia là 64,3 Bq/m3 [10], chủ yếu số liệu của các nước châu Âu. Một số nghiên cứu khác cho ta kết quả nồng độ radon trung bình trong nhà của các nước châu Âu một cách đầy đủ.

Như vậy nồng độ radon khu vực Thủ Đức cũng thuộc hàng rất thấp so với trung bình các nước và trung bình chung của thế giới.

33

KẾT LUẬN

Đề tài “Khảo sát nồng độ radon trong không khí bằng hệ thiết bị RAD7” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Khóa luận đã được thành công nhất định với những kết quả chính là:

 Tìm hiểu khí phóng xạ radon về đặc điểm, nguồn gốc, sự hình thành radon trong không khí, các chuỗi phóng xạ. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người.

 Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy RAD7. Cách sử dụng máy RAD7, một số phần mềm xử lý dữ liệu.

 Xác định được nồng độ radon trung bình ở 15 vị trí khảo sát tại khu vực Thủ Đức. Xác định được nồng độ radon trung bình dao động từ 3,32 Bq/m3

cho tới 15,2 Bq/m3. Nồng độ trung bình (6,49 Bq/m3) nằm trong mức nồng độ cho phép theo TCVN 7889:2008. Qua đó cũng đóng góp được một phần về bảng số liệu về nồng độ radon trong nhà quanh khu vực thủ đức.

Từ việc tính toán bằng phần mềm CAPTURE và so sánh kết quả đo với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, ta thấy nồng độ radon trung bình ở khu vực Thủ Đức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định và đã đạt được mức phấn đấu trong TCVN 7889:2008. Như vậy ta có thể kết luận 15 vị trí ở khu vực Thủ Đức được khảo sát trong khóa luận này cho kết quả an toàn về phương diện bức xạ.

34

KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Tuy nồng độ radon ở các điểm đo đều thấp hơn mức hành động, nếu tiếp xúc trong thời gian dài thì nồng độ vẫn có thể gây ra những rủi ro cao. Do đó, đề tài có những kiến nghị như sau:

1. Về phương pháp đo:

 Trước khi tiến hành khảo sát khí radon trong nhà nên bắt đầu từ việc khảo sát vùng nghiên cứu bằng dữ liệu bản đồ địa chất để xác định những nơi nghi ngờ có nồng độ radon cao.

 Việc xác định nồng độ radon nên thực hiện thêm một lần nữa, đặc biệt là các vị trí có nồng độ cao để có thể đánh giá, nhận xét một cách xác thực hơn.

 Nên xây dựng một quy định hệ thống ô lưới lấy mẫu đo khí radon trong nhà ở Việt Nam.

 Cần thiết phải có quy trình cụ thể về phương pháp detector vết phù hợp với điều kiện Việt Nam như đã có đối với RAD7.

2. Về an toàn bức xạ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tiến hành xác định nồng độ radon trong nhà rộng rãi hơn, ở nhiều khu vực hơn để có thể đánh giá được mức độ rủi ro về sức khỏe của người dân nhiều hơn.

 Cần thiết phải có sự phối hợp của nhiều ngành để có đầy đủ số liệu đánh giá về sự ảnh hưởng radon đến sức khỏe con người.

 Hiện nay Việt nam chỉ mới có quy định về nồng độ radon chứ chưa hề có quy định về liều chiếu đối với người dân như của IAEA, do đó cần phải bổ sung.

 Tiến tới xây dựng chương trình quốc gia về radon nói riêng và an toàn phóng xạ nói chung nhằm kiểm soát an toàn phóng xạ. Cần có quy định về việc biểu diễn thành lập bản đồ phóng xạ để có sự thống nhất giữa các tỉnh thành trong cả nước.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Th.S Vũ Văn Bích (2005), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xác định

riêng biệt radon, thoron trên máy phổ alpha RAD7 nhằm nâng cao hiệu quả điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và

Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Hà Nội.

[2] Hoàng Bá Kim (2010), Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Vật lý, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM,

TP. Hồ Chí Minh.

[3] Lê Công Hảo (2013), Nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên

tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ ALPHA, Luận án tiến sĩ Vật

lý, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh.

[4] Ngô Quang Huy (2004), An toàn bức xạ ion hoá, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

[5] VARANS, Radon trong nhà - điều đó có nghĩa gì?, Tài liệu phổ biến kiến thức của Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân (Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety).

[6] Phan Thị Minh Tâm (2011), Xác định nồng độ radon trong một số mẫu nước đóng chai trên thị trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Vật lý, Trường Đại học Khoa

Học Tự Nhiên TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Ngọc Chân, La Thanh Long, Nguyễn Bá Ngạn (7-8-2007), "Radon trong không khí: Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và một số kết quả đo Radon phục vụ điều tra, đánh giá môi trường", Tạp chí địa chất, loạt A, số 301.

Tiếng Anh

[8] DURRIDGE Co. (2009), RAD7 RAD H2O-Radon in air accessory, Owner’s manual, USA.

36

States Environmental Protection Agency, Washington DC.

[10] WHO (2007), Survey On Radon Guidelines Programmes And Activities, International Radon Project, Geneva.

[11] WHO (2005), The 1st Meeting of National Experts for WHO's International

Radon Project, 17- 18 January 2005, Geneva, Switzerland.

[12] WHO (2009), WHO handbook on indoor radon: a public health perspective, France.

[13] EPA (January 2009), A Citizens Guide to Radon, EPA 402-K-09-001, United States Environmental Protection Agency, Washington DC.

[14] CRCPD - Radon Bulletins (11/2007), Conference of Radiation Control Program (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Directors, Inc.

[15] EPA (June 2003), EPA Assessement of risks from Radon in homes, EPA 402-R- 03-003, Office of Radiation and Indoor Air - United States Environmental Protection Agency,Washington DC.

Website:

[16] http://www.varans.vn/

[17] http://www.durridge.com/software_capture.shtml

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ RADON TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG HỆ THIẾT BỊ RAD7 (Trang 33 - 43)