Một tham số quan trọng trong các máy đo khí phóng xạ là phông máy. Đối với việc xác định nồng độ thấp thì phông máy phải có giá trị rất nhỏ và ổn định.
Các nguồn tạo ra phông máy bao gồm:
Vật liệu chế tạo ra máy cũng chứa một lượng chất phóng xạ nhất định. Với máy RAD7, lượng chất phóng xạ này cực kỳ nhỏ.
Các con cháu của radon và thoron bám vào bề mặt detector và buồng đo, tiếp tục phát ra các tia alpha. Với máy RAD7 ảnh hưởng này bị loại trừ gần như hoàn toàn.
Phông của máy vào khoảng 0,005pCi/l (0,2Bq/m3), đó là giá trị rất nhỏ đảm bảo độ tin cậy [2].
21
2.6.3. Khả năng đo liên tục
RAD7 có khả năng đo từng khoảng thời gian ngắn (vài chục phút) hoặc đo liên tục trong thời gian dài vài ngày hoặc vài tuần. Rất phù hợp với việc quan trắc môi trường hoặc nghiên cứu sự biến đổi nồng độ khí phóng xạ theo thời gian.
2.6.4. Khả năng đo nồng độ khí phóng xạ trong nước
Nhờ có thiết bị kèm theo, RAD7 có thể dễ dàng xác định nồng độ khí phóng xạ trong nước trong thời gian ngắn mà không cần sử dụng thêm bất cứ một hóa chất nào.
2.6.5. Chương trình tự động tính toán kết quả đo
Sau khi đo, kết quả xác định nồng độ khí phóng xạ được in ra giấy và được lưu vào bộ nhớ của máy tính.
2.6.6. Khả năng ứng dụng của máy RAD7
Với một số tính năng nổi trội này, máy RAD7 chắc chắn sẽ được sử dụng có hiệu quả vào các lĩnh vực sau đây:
Tìm kiếm, thăm dò quặng phóng xạ và các loại quặng khác có liên quan đến phóng xạ: Uranium, thorium, đánh giá và dự báo tiềm năng chứa quặng phóng xạ của vùng nghiên cứu.
Khảo sát các hiện tượng địa chất: Đứt gãy bị phủ, các đới phá hủy kiến tạo các hiện tượng nứt đất, trượt lở…
Khảo sát môi trường: Xác định nồng độ khí phóng xạ radon trong nước và trong không khí, quan trắc sự biến đổi của chúng theo thời gian và không gian.
An toàn phóng xạ: Đánh giá mức độ ô nhiễm, lan truyền chất phóng xạ và khí phóng xạ, cảnh báo phóng xạ…
2.6.7. Khả năng xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron
Đây là một ưu điểm nổi bật so với các máy hiện có ở Việt Nam. Trong các máy khác của Liên Xô (cũ) và Liên Bang Nga hiện nay, kể cả máy RDA–200 do
22
Canada sản xuất, việc xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron cần phải qua một số khâu tính toán và thường cho kết quả có tính chủ quan của người đo.
Với RAD7, nồng độ radon và thoron được xác định đồng thời trong một phép đo duy nhất và phân biệt rõ ràng bằng cách đặt chế độ đo cả radon và thoron [1].
23
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khu vực tiến hành thí nghiệm
Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là đầu mối giao thông thuận tiện với các tỉnh phía nam như Bình Dương, Đồng Nai…Đây là khu vực có rất nhiều trường đại học, cao đẳng.. cũng như nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, các trường tiểu học, trường trung học cơ sở… đáng chú ý là hệ thống các trường đại học quốc gia. Sau đây là vị trí tọa độ tương ứng địa điểm đã được tiến hành khảo sát:
Bảng 3.1. Vị trí tương ứng với tọa độ đã tiến hành khảo sát
Vị trí Phường, Quận Tọa độ
1 Phường Phước Long A, Quận 9 10 50.113', 106 45.980' 2 Phường Phước Long, Quận 9 10 48.722', 106 46.550' 3 Phường Hiệp Phú, Thủ Đức 10 51.025', 106 46.868' 4 Phường Bình Chiểu, Thủ Đức 10 51.770', 106 43.492' 5 Phường Linh Trung, Thủ Đức 10 51.808', 106 45.677' 6 Phường Linh Trung, Thủ Đức 10 51.800', 106 45.677' 7 Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 10 50.717', 106 46.737' 8 Phường Linh Chiểu, Thủ Đức 10 51.168', 106 45.863' 9 Phường Linh Chiểu, Thủ Đức 10 51.167', 106 45.864' 10 Phường Phước Long B, Quận 9 10 52.524', 106 47.982' 11 Phường Bình Thọ, Thủ Đức 10 49.602', 106 45.456' 12 Phường Phước Long A, Quận 9 10 50.094', 106 46.008' 13 Phường Linh Xuân, Thủ Đức 10 53.477', 106 46.084' 14 Phường Linh Xuân, Thủ Đức 10 53.473', 106 46.084' 15 Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức 10 49.585', 106 43.157'
24
Hình 3.1. Các vị trí khảo sát nồng độ radon trong không khí 3.2. Yêu cầu đối với các điểm đo
Theo TCVN 77889:2008 [2], vị trí các điểm đo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải cố định trong suốt quá trình đo.
Không gần các dòng không khí trong nhà gây ra do thiết bị sinh nhiệt, quạt, thiết bị điều hòa không khí, cửa Tránh gần các vị trí phát nhiệt nhà bếp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh các vị trí có độ ẩm cao
Không đo ở bếp, khu vệ sinh hay phòng tắm.
Cách cửa sổ, cửa ra vào ít nhất 90 cm, cách tường ít nhất 30cm.
3.3. Cài đặt, thiết lập các thông số làm việc của máy (Setup) 3.3.1. Đặt giao thức (setup protocol)
Nhóm lệnh này sẽ thiết lập các thông số định dạng theo yêu cầu của người sử dụng. Khi tắt máy, các thông số này không bị thay đổi. Nếu không muốn chọn một giao thức, hãy hủy bỏ bằng cách ấn phím MENU. Lúc đó, không có thông số nào được thay đổi.
25
Khi chọn> Setup Protocol, RAD7 sẽ tự động thiết lập các thông số chuẩn cho các giao thức.
Bảng dưới đây là các giao thức của RAD7.
Bảng 3.2. Các giao thức của máy RAD7
Chu kì đo (Cycle) Số lượng chu kì đo (Recycle) Chế độ (Mode) Thoron Máy bơm (Pump)
Sniff 00:05 Sniff Off Auto
1 ngày(1-day) 00:30 48 Auto Off Auto
2 ngày(2-day) 01:00 48 Auto Off Auto
Tuần(Weeks) 02:00 Auto Off Auto
Người sử dụng (User) xxx xxx xxx xxx xxx
Đo mẫu(Grab) 00:05 04 Sniff Off Grab
Cốc 40ml(Wat-40) 00:05 04 Wat-40 Off Grab Cốc 250ml(Wat-250) 00:05 04 Wat-250 Off Grab
Thoron 00:05 Sniff On Auto
Ở đây tác giả cần đo nồng độ radon trong một ngày nên chọn chế độ 1 ngày(1- day). Khi đó, RAD7 tự động thiết lập các thông số theo bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.3. Bảng giao thức của RAD7 ở chế độ đo một ngày
Chu kì đo (Cycle) Số lượng chu kì đo (Recycle) Chế độ (Mode) Thoron Máy bơm (Pump) 1 ngày
(1-day) 00:30 48 Auto Off Auto
3.3.2. Cài đặt chế độ hoạt động của máy (setup mode)
RAD7 có các chế độ hoạt động sau: Sniff, Auto, Wat-50, Wat-250, Normal. Ở phần trên chúng ta đã cài đặt giao thức là một ngày do đó máy RAD7 sẽ tự động
26
mặc định chế ở độ Auto, RAD7 tự động chuyển từ chế độ Sniff sang Normal sau 3 giờ đo liên tục (trong một lần đo), thời gian đó đủ để radon cân bằng với các đồng vị con cháu của nó. Như vậy, phần đầu của số liệu đo này sẽ đo ở chế độ Sniff, có chức năng phát hiện nhanh nồng độ radon. Phần sau, số liệu thu được có độ chính xác cao hơn.
Ở chế độ này nồng độ trung bình radon đưa ra là số liệu chính xác hơn, không cần phải hiệu chỉnh hệ số mất cân bằng phóng xạ. Chế độ Sniff thường dùng khi nồng độ radon có sự thay đổi nhanh hoặc chỉ cần phát hiện sự có mặt của radon [1], [8].
3.4. Đưa dữ liệu ra máy tính (Data Com) 3.4.1. Cách xuất dữ liệu ra máy tính 3.4.1. Cách xuất dữ liệu ra máy tính
RAD7 có cổng RS232 (cổng Com-cổng nối tiếp) có thể truyền dữ liệu sang máy tính. Khi đó chế độ làm việc phải là Idle (nghỉ). Để truyền dữ liệu sang máy in, chọn > Data Com < số thứ tự lần đo>
Khi đã chuẩn bị xong, ấn phím ENTER.
Nếu dữ liệu được truyền, trên màn hình sẽ có dòng chữ : “Data transfer…” (dữ liệu đang được truyền…) Truyền xong sẽ có tiếng kêu “bip”
Để máy tính có thể nhận được dữ liệu, cần có chương trình CAPTURE. Ở đây tác giả dùng phần mềm này để lấy và tính toán dữ liệu từ RAD7 chứ không dùng máy in tia hồng ngoại .
3.4.2. Phần mềm CAPTURE
Phần mềm CAPTURE DURRIDGE được đi kèm khi sử dụng máy RAD7. CAPTURE có thế chạy trên Windows và Macintosh OS X. Nó có khả năng tải về tập tin dữ liệu từ RAD7. Một phần mềm ghi biểu đồ, đồ thị, thời gian.. rất tinh vi của radon và thoron từ RAD7. CAPTURE được xây dựng hỗ trợ cho tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Tính năng đồ họa phong phú và phân tích dữ liệu phong phú, nhiều bảng thống kê, và khả năng lựa chọn đa dạng [17] .
Phần mềm được tải trên website của hãng DURRIDGE. Tại đây có kèm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.
27
Hình 3.2. Giao diện của phần mềm CAPTURE khi chưa nhận dữ liệu
28
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Nồng độ và sai số trung bình của radon
Sau khi dùng phần mềm CAPTURE phân tích dữ liệu từ máy RAD7 của 15 điểm khảo sát đã cho ra bảng tổng hợp nồng độ trung bình và sai số tương ứng với nồng độ đó tại 15 điểm khảo sát.
Nồng độ trung bình và sai số tính theo Bq/m3 và được cho ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Nồng độ trung bình và sai số của radon
Vị trí Tọa độ Nồng độ
(Bq/m3) Sai số (Bq/m3) 1 10 50.113', 106 45.980' 3,81 1,10 2 10 48.722', 106 46.550' 3,32 1,00 3 10 51.025', 106 46.868' 9,33 1,50 4 10 51.770', 106 43.492' 4,08 1,00 5 10 51.808', 106 45.677' 8,96 1,60 6 10 51.800', 106 45.677' 11,8 1,90 7 10 50.717', 106 46.737' 4,09 1,20 8 10 51.168', 106 45.863' 4,54 1,10 9 10 51.167', 106 45.864' 15,2 1,90 10 10 52.524', 106 47.982' 6,59 1,30 11 10 49.602', 106 45.456' 5,11 1,40 12 10 50.094', 106 46.008' 4,85 1,20 13 10 53.477', 106 46.084' 5,68 1,23 14 10 53.473', 106 46.084' 4,47 1,10 15 10 49.585', 106 43.157' 5,66 1,30
29
Từ bảng 3.4 ta vẽ được biểu đồ và so sánh nồng độ tại 15 điểm khảo sát (hình 3.4)
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh nồng độ trung bình của radon tại 15 điểm khảo sát
Ta thấy kết quả đo được ở 15 vị trí ở khu vực thủ đức nằm trong khoảng từ 3,32 Bq/m3 cho tới 15,2 Bq/m3. Nồng độ radon trung bình là 6,49 ± 1,32 Bq/m3. Các điểm có nồng độ cao là các nhà có chế độ thông khí kém. Cụ thể là vị trí nhà có nồng độ cao nhất 15,2 Bq/m3 (vị trí số 9) thuộc phòng ngủ đóng kín thường xuyên và không có quạt hút, nhà có độ thông thoáng không tốt. Còn vị trí nhà có nồng độ radon thấp nhất 3,32 Bq/m3 (vị trí số 2) nhà có vách là các tấm gỗ thưa không tạo điều kiện cho khí radon tích lũy.
Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008 đối với nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà vào năm 2008 [2]. Tiêu chuẩn là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm khí phóng xạ radon trong nhà sau khi đo đạc, qua đó có thể đánh giá và đưa ra giải pháp. Các mức nồng độ khí radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định như sau:
Đối với mức hành động: Trường học(>150 Bq/m3), nhà ở(>200 Bq/m3), và
3,81 3,32 9,33 4,08 8,96 11,8 4,09 4,54 15.2 6,59 5,11 4,85 5,68 4,47 5,66 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 n ồ n g đ ộ ra d o n (B q /m 3) 15 điểm kháo sát
30
nhà làm việc(~300 Bq/m3).
Đối với mức khuyến cáo: Nhà mới xây(<100 Bq/m3), nhà hiện sử dụng(<200 Bq/m3).
Đối với mức phấn đấu là các loại nhà cửa đều nhỏ hơn 60 Bq/m3.
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh nồng độ radon trung bình trong nhà với các tiêu chuẩn
Từ đồ thị trên hình 3.5 ta thấy rằng nồng độ radon trung bình (6,49 Bq/m3) trong khu vực nghiên cứu tương đối thấp. Nồng độ này so với mức hành động của nồng độ radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định trong TCVN 7889:2008 thì con số này chỉ bằng 1/30 lần [2], còn so với mức hành động nồng độ radon trung bình trong nhà của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mĩ (EPA) quy định thì nồng độ này bằng 1/23 lần [9]. Do vậy mà rủi ro sức khỏe tức thời mà radon gây ra cho người dân trong khu vực nghiên cứu là không có, nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe lâu dài.
3.5.2. So sánh kết quả đo ở Thủ Đức và những nơi khác 3.5.2.1 Trong nước
Từ kết quả nồng độ radon của khu vực Thủ Đức, ta có sự so sánh với các với các khu vực đã khảo sát ở trong nước [2], [7].
6,49 150 200 0 50 100 150 200 250 THỦ ĐỨC EPA TCVN 7889:2008 n ồ n g đ ộ ra d o n (B q /m 3)
31
Hình 3.6. Nồng độ radon ở một số khu vực ở Việt Nam
Kết quả cho thấy nồng độ radon trong nhà ở khu vực Thủ Đức thấp so với trung bình một số tỉnh thành khác trong nước. Thấp hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Nguyên.
3.5.2.2 Thế giới
Hình 3.7. So sánh nồng độ radon ở Thủ Đức với một số quốc gia
Nhiều nước trên thế giới đã xác định nồng độ giới hạn của radon trong nhà ở. Một khi nồng độ radon trong nhà cao hơn giá trị này thì cần phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu radon để làm giảm nồng độ radon tới dưới giá trị giới hạn.Trong số các nước có hoạt động nghiên cứu liên quan đến radon, có hơn một phần ba các nước có đưa
32
ra mức hành động đối với radon, đa số nằm trong khoảng từ 200-400 Bq/m3 đối với nhà có sẵn và 200 Bq/m3 đối với nhà xây mới. Trong đó, một số ít nước yêu cầu bắt buộc mức hành động đối với nhà xây mới là Mĩ, Nauy, Phần Lan và Đan Mạch. Đức và Mĩ là 2 quốc gia hiện có mức hành động thấp nhất là 100 và 148 Bq/m3 [2].
Ở Mĩ, nồng độ radon trong nhà cỡ 1,3 pCi/L tức khoảng 48,1 Bq/m3 [15]. Giá trị radon trong nhà trung bình theo khảo sát của WHO năm 2007 trên 26 quốc gia là 64,3 Bq/m3 [10], chủ yếu số liệu của các nước châu Âu. Một số nghiên cứu khác cho ta kết quả nồng độ radon trung bình trong nhà của các nước châu Âu một cách đầy đủ.
Như vậy nồng độ radon khu vực Thủ Đức cũng thuộc hàng rất thấp so với trung bình các nước và trung bình chung của thế giới.
33
KẾT LUẬN
Đề tài “Khảo sát nồng độ radon trong không khí bằng hệ thiết bị RAD7” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Khóa luận đã được thành công nhất định với những kết quả chính là:
Tìm hiểu khí phóng xạ radon về đặc điểm, nguồn gốc, sự hình thành radon trong không khí, các chuỗi phóng xạ. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người.
Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy RAD7. Cách sử dụng máy RAD7, một số phần mềm xử lý dữ liệu.
Xác định được nồng độ radon trung bình ở 15 vị trí khảo sát tại khu vực Thủ Đức. Xác định được nồng độ radon trung bình dao động từ 3,32 Bq/m3
cho tới 15,2 Bq/m3. Nồng độ trung bình (6,49 Bq/m3) nằm trong mức nồng độ cho phép theo TCVN 7889:2008. Qua đó cũng đóng góp được một phần về bảng số liệu về nồng độ radon trong nhà quanh khu vực thủ đức.
Từ việc tính toán bằng phần mềm CAPTURE và so sánh kết quả đo với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, ta thấy nồng độ radon trung bình ở khu vực Thủ Đức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định và đã đạt được mức phấn đấu trong TCVN 7889:2008. Như vậy ta có thể kết luận 15 vị trí ở khu vực Thủ Đức được khảo sát trong khóa luận này cho kết quả an toàn về phương diện bức xạ.
34
KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Tuy nồng độ radon ở các điểm đo đều thấp hơn mức hành động, nếu tiếp xúc