Xử lý con trỏ Windows

Một phần của tài liệu Tương tác trực quan giữa người và máy tính bằng cảm biến quang (Trang 42 - 44)

Để gọi được các thao tác chuột chương trình dùng thư viện có sẵn trong Windows là User32.dll, vì thư viện này là một phần quan trọng trong hệ điều hành, quản lý thao tác và điều khiển tính năng con trỏ chuột.

Để gọi được sự kiện con trỏ chuột thì nhóm sẽ truyền một mã Hec-xa tương ứng với sự kiện đó. Ví dụ sự kiện nhấn chuột trái: MouseEventLeftDown = 0x0002;. Sau đó chỉ cần gọi hàm và truyền tọa độ thể xác định điểm cần để thao tác chuột.

Để thực hiện các tính năng của chuột trái, đầu tiên phải xác định xem tay đã ở trong phạm vi điều khiển chưa, tức là vị trí của tay đã chạm mặt phẳng và trong vùng được chọn để tương tác. Sau khi đã xác định được, sẽ truyền tọa độ cần tương tác vào tương ứng với (X,Y) ở mục 2.7 mà chương trình đã đổi được tọa độ vùng sang tọa độ màn hình máy tính.

Sau khi đã ở trong điều kiện điều khiển, con trỏ chuột Windows sẽ thực hiện tương ứng phù hợp với kích thước màn hình, ở đây là kích thước độ phân giải màn hình chuẩn 1024x768.

Mặc định là khi chạm tay vào mặt phẳng là nhấn chuột trái như trong các tương tác với màn hình cảm ứng, còn sự kiện chuột phải thì xét thêm điều kiện tọa độ có thay đổi nhiều so với lần trước đó không, nếu không thì ba giây sẽ thực hiện sự kiện chuột phải. Tiếp theo hình 2.25 minh họa sơ đồ xử lý thao tác các sự kiện trên.

Khi hoạt động, chương trình sẽ cập nhật độ sâu thay đổi của bàn tay để xác định đã chạm mặt phẳng hay chưa, nếu có chương trình sẽ tiếp tục tính toán và đưa ra các thông số tọa độ. Sau đó, tùy theo từng trường hợp mà có các xử lý các sự kiện chuột trái và chuột phải. Với mỗi sự kiện, nhóm lại đưa ra các biểu tượng để thông báo cho người dùng biết. Ví dụ:

- Sự kiện chuột trái tương ứng với biểu tượng.

- Khi người dùng đặt tay tại một vị trí, sẽ xuất hiện biểu tượng , lúc đó chương trình đang ghi nhận và đếm thời gian thực hiện chuột phải.

- Khi tay không chạm vào màn hình thì sẽ trả về biểu tượng như bình thường.

Một phần của tài liệu Tương tác trực quan giữa người và máy tính bằng cảm biến quang (Trang 42 - 44)