Phương án thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHƯƠNG SỰ PHẢN XẠ VÀ SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT (Trang 46 - 50)

Do điều kiện thời gian không cho phép nên việc tiến hành thực nghiệm sư phạm chưa được thực hiện.

5.1.Mục đích thực nghiệm:

5.1.1.Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng” và phương án sử dụng nó trong các bài kiểm tra chương này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập vật lý của học sinh lớp 12 THPT.

5.1.2.Đối chiếu kết quả thực nghiệm sư phạm với kết quả điều tra ban đầu. Từ đó xử lý, phân tích kết quả để đánh giá khả năng sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQNLC và phương án sử dụng nó.

5.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm:

5.2.1.Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng” trong các đề kiểm tra.

5.2.2.Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống câu hỏi TNKQNLC, phương án sử dụng nó trong kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng học tập vật lý ở THPT. 5.2.3.Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra kết luận về: -Mức độ nắm vững kiến thức, rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

-Khả năng sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng” trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. -Sự phù hợp về số lượng, nội dung các câu hỏi trong hệ thống với yêu cầu nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản chương V. Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sang SGK vật lý 12.

5.3. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm:

Học sinh lớp 12 THPT.

5.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm:

Sử dụng các câu hỏi TNKQNLC trên cho các bài kiểm tra trong quá trình dạy học.

5.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.

5.6. Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích cả về định tính lẫn định lượng. Từ đó rút ra kết luận về giả thuyết khoa học đề ra lúc đầu.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập của học sinh, cơ sở của kĩ thuật trắc nghiệm khách quan, đặc biệt chú ý nghiên cứu tới loại TNKQNLC. 2. Tìm hiểu thực trạng dạy học và kiểm tra chương " Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng ” ở lớp 12 trường THPT Dương Xá - Gia Lâm – Hà Nội.

3. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình vật lí phổ thông, đặc biệt là chương V.Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng SGK vật lý 12 THPT.

4.Trên các cơ sở nghiên cứu khoa học kể trên, đề tài đã xây dựng được hệ thống gồm 50 câu hỏi TNKQNLC chương " Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng" dùng trong các bài kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng học tập vật lý của học sinh. Việc hoàn thành luận văn dẫn chúng tôi đến một số kiến nghị:

2. Mặc dù TNKQNLC vẫn còn một số nhược điểm nhưng nếu biết phối hợp sử dụng các phương pháp KTĐG một cách linh hoạt hợp lý thì sẽ hạn chế được nhược điểm và phát huy ưu điểm của phương pháp đó. Từ đó nâng cao chất lượng học tập vật lý.

3. Nên đưa phương pháp TNKQNLC vào sử dụng rộng rãi trong trường THPT, để học sinh quen dần và nắm chắc hình thức kiểm tra này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC cho chương “ Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng” của giáo trình vật lý phổ thông. Trong quá trình học tập và công tác sau này, trên cương vị một giáo THPT, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đi sâu,mở rộng đề tài cho các đơn vị kiến thức khác, các chương, phần khác của giáo trình vật lí phổ thông và tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo (1979),

Phương pháp giảng dạy vật lý tập 1,NXB Giáo Dục, Hà Nội.

2.Nguyễn Phụng Hoàng, Lê Quỳnh Anh (2005),Luyện thi trắc nghiệm vật lý, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

3.Nguyễn Thế Khôi (1995), Một số phương án xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học lớp 10 PTTH nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm-tâm lí, Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.

4.Vũ Thị Phát Minh,Nguyễn Văn Nghĩa, Châu Văn Tạo, Trần Nguyên Tường (2005), 540 câu hỏi trắc nghiệm vật lí, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM. 5.Trần Công Phong, Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiêm

6.Đào Văn Phúc, Dương Trọng Bái, Nguyễn Thượng Chung, Vũ Quang (1992),

Vật lí 12, NXB Giáo Dục.

7.Lâm Quang Thiệp (1994), Những cơ sở của kĩ thuật trắc nghiêm, Bộ Giáo Dục Đào Tạo.

8.Phạm Hữu Tòng(2001), Lý luận dạy họcvật lý ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

9.Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Giáo Dục.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHƯƠNG SỰ PHẢN XẠ VÀ SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 THPT (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w