sáng
Câu 1:Chọn câu trả lời sai khi nói về sự truyền ánh sáng.
A. Môi trường trong suốt là môi trường để cho ánh sáng qua gần như hoàn toàn.
B. Môi trường chắn sáng là môi trường không để cho ánh sáng đi qua. C. Trong môi trường trong suốt thì ánh sáng là đường thẳng.
D. Trong môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng thì ánh sáng truyền theo mọi phương với cùng vận tốc.
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về sự truyền ánh sáng. Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh nhớ kiến thức về sự truyền ánh sáng, nhớ được trong môi
trường trong suốt, đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng sẽ chọn đáp án C,không nhớ chính xác và tổng quát sẽ chọn A,B,D.
Câu 2: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự. B. Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự. C. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự. D. Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.
Mục đích: kiểm tra trình độ vận dụng sự truyền ánh sáng vào hiện tượng thực tế.
Học sinh hiểu thế nào là hiện tượng nhật thực và hiểu về sự truyền ánh sáng sẽ chọn phương án B.Nhớ nhầm sang hiện tượng nhật thực sẽ chọn
phương án A. Không nhớ kiến thức sẽ chọn phương án C,D.
Câu 3: Chiếu một tia sáng tới bề mặt một gương phẳng dưới góc tới i ta thu được:
A. Một tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đối xứng với tia tới qua mặt phẳng gương, góc phản xạ i/ = i.
B. Một tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới, góc phản xạ i/ = i
C. Một tia phản xạ vuông góc với tia tới. D. Một tia phản xạ trùng với tia tới.
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về định luật phản xạ ánh sang. Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh chỉ cần nhớ đầy đủ định luật phản xạ ánh sáng sẽ chọn đáp án B,không nhớ kiến thức chính xác tổng quát sẽ chọn A,C,D.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai khi nói sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng
A. Chùm tia tới gương phẳng là chùm song song thì chùm phản xạ cũng song song.
B. Chùm tia tới gương phẳng là chùm phân kì thì chùm phản xạ cũng phân kì.
C. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ cũng hội tụ.
D. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ phân kì Và ngược lại.
Mục đích kiểm tra hiện tượng phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng ở trình độ hiểu.
Học sinh hiểu được định luật phản xạ, vẽ được các tia phản xạ sẽ chọn được phương án D, không hiểu sẽ chọn A,B,C.
Câu 5: Ảnh của một vật thật qua một gương phẳng luôn là:
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, cùng chiều, bằng vật và đối xứng với vật qua gương. C. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật và đối xứng với vật qua gương. D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
Mục đích: Kiểm tra tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng. Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh chỉ cần nhớ tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng là chọn ngay được phương án C, không nhớ sẽ chọn A,B,D.
Câu 6: Cho hai gương phẳng G1 và G2 đặt nghiêng với nhau một góc
1200. Một điểm sáng A đặt trước hai gương cách giao tuyến của chúng một
khoảng d = 15cm. Khoảng cách giữa hai ảnh ảo đầu tiên của A qua các
gương G1 và G2 là:
A. 25,98cm B. 22,50cm C. 15,00cm D. 30cm
Mục đích kiểm tra về ảnh tạo bởi gương phẳng ở trình độ hiểu.
Học sinh nhớ được cách vẽ ảnh, sử dụng kiến thức hình học, tính toán đúng sẽ chọn phương án A ,không vẽ được ảnh, tính toán sai sẽ chọn B,C,D.
Câu 7: Một người cao 1,72m, mắt cách đỉnh đầu 10cm. Người ấy đứng trước một gương phẳng treo thẳng đứng. Người ấy muốn nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương thì chiều cao tối thiểu của gương là
A. 1,72m B. 1,62m C. 1,11m D. 0,86m
Kiểm tra về ảnh tạo bởi gương phẳng và khi nào thì quan sát được ảnh ở trình độ vận dụng.
Học sinh vẽ được ảnh, biết được điều kiện để nhìn thấy ảnh, vận dụng kiến thức hình học và tính toán đúng sẽ chọn đáp án D, không biết vẽ ảnh, không biết điều kiện để nhìn thấy ảnh hoặc tính toán sai sẽ chọn A,B,C.
Câu 8: Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về gương cầu lõm
A. Gương cầu lõm có mặt phản xạ quay về phía tâm của mặt cầu. B. Gương cầu lõm có tiêu cự âm.
C. Gương cầu lõm có thể cho ánh sáng truyền qua.
D. Gương cầu lõm có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua đỉnh gương.
Mục đích kiểm tra đặc điểm của gương cầu lõm. Yêu cầu ghi nhớ
Học sinh nhớ kiến thức sẽ chọn đáp án A. Nhầm sang gương cầu lồi chọn đáp án B. Nhầm sang thấu kính chọn C,D.
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất khi nói về sự phản xạ của một tia sáng qua gương cầu lồi
A. Tia tới đỉnh gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính. B. Tia tới hướng tới tiêu điểm của gương cho tia phản xạ song song với trục
chính.
C. Tia tới hướng tới tâm gương cho tia phản xạ ngược trở lại. D. A,B và C đều đúng.
Mục đích kiểm tra kiến thức về sự phản xạ của tia sáng qua gương cầu lồi. Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh nhớ kiên thức về sự phản xạ của tia sáng qua gương cầu lồi đầy đủ, tổng quát sẽ chọn đáp án D, không nhớ hoặc nhớ không đầy đủ sẽ chọn A,B,C.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai khi nói về đường đi của tia sáng qua gương cầu lõm:
A. Chùm tia sáng tới song song thì chùm phản xạ sẽ hội tụ tại tiêu điểm chính F.
B. Tia sáng tới qua tâm C thì tia phản xạ truyền ngược lại trùng với tia tới. C. Tia tới đỉnh O cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính.
D. Chùm tia tới qua tiêu điểm chính F thì tia phản xạ sẽ song song với trục chính.
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về sự phản xạ của tia sáng qua gương cầu lõm.
Yêu cầu : ghi nhớ
Học sinh nhớ kiến thức về đường đi của tia sáng qua gương cầu lõm chọn đượcA là đáp án đúng, không nhớ chọn B,C,D.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương cầu lõm?
A.Vật và ảnh luôn cùng tính chất: vật thật cho ảnh thật, vật ảo cho ảnh ảo. B.Vật và ảnh luôn có kích thước bằng nhau.
C.Vật thật cho ảnh ảo nếu vật nằm trong khoảng giữa tiêu điểm và đỉnh gương. D.Vật thật không thể cho ảnh ở vô cùng.
Mục đích kiểm tra tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm ở trình độ hiểu. Học sinh hiểu được tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm một cách tổng quát sẽ chọn đáp án C ,nhớ nhầm sang gương phẳng chọn đáp án B, không hiểu bài chọn A,D.
Câu 12: Với quy ước O là đỉnh gương, F là tiêu điểm và C là tâm gương. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tương quan giữa vật và ảnh qua gương cầu lồi?
A. Vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. Vật ảo nằm trong khoảng OF cho ảnh thật trước gương. D. A,B và C đều đúng.
Kiểm tra tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi ở trình độ hiểu.
Học sinh hiểu được tính chất ảnh ở các vị trí khác nhau sẽ chọn đáp án D, không hiểu đầy đủ các trường hợp hoặc không hiểu sẽ chọn A,B,C.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng khi nói về thị trường của gương :
A. Là vùng không gian đằng trước gương sao cho đặt vật trong vùng không gian này, dù đặt mắt ở đâu, mắt cũng có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương.
B. Nếu một gương cầu và một gương phẳng có cùng kích thước đường rìa và cùng vị trí đặt mắt, thì kích thước của vùng thị trường của chúng là như nhau.
C. Kích thước của vùng thị trường phụ thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt.
D. Kích thước của vùng thị trường không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
Kiểm tra đặc điểm thị trường của gương ở trình độ hiểu. HS hiểu về thị trường của gương sẽ chọn được đáp án đúng là C, không hiểu sẽ chọn A,B,D.
Câu 14: Ba gương: gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm đều có rìa gương là đường tròn có bán kính bằng nhau thì:
A. Thị trường của gương cầu lồi là lớn nhất. B. Thị trường của gương cầu lõm là lớn nhất. C. Thị trường của gương phẳng là lớn nhất. D. Thị trường của ba gương đều bằng nhau.
Kiểm tra trình độ hiểu về thị trường của các loại gương. Học sinh hiểu đặc điểm thị trường của các loại gương sẽ chọn được phương án A. Không hiểu sẽ chọn B,C,D.
Câu15: Muốn ảnh của một vật qua gương cầu là rõ nét phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây?
A. Góc mở của gương phải nhỏ.
B. Góc tới của các tia sáng trên mặt gương phải nhỏ. C. Gương cầu phải có khích thước lớn.
D. Chỉ cần hai điều kiện A và B.
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về điều kiện tương điểm. Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức sẽ chọn được đáp án đúng là D, không nhớ đầy đủ và tổng quát sẽ chọn A,B, không nhớ kiến thức chọn C.
Câu16: Cho xy là trục chính của gương cầu, S là vật sáng, S/ là ảnh của S.
hình vẽ tương ứng với gương cầu lồi là:
A. S . x y S/ . B. S/ . S . x y C. S . S/ .
x y
D. S .
x y S/.
Kiểm tra trình độ vận dụng về cách dựng ảnh và đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu.Học sinh nắm đường đi của các tia sáng, tìm được các điểm đặc biệt sẽ biết được loại gương và chọn được C là đáp án đúng, không vận dụng được kiến thức sẽ chọn A,B,D.
Câu17: Một gương cầu có bán kính R= 20cm. Đó là:
A. Gương cầu lồi có tiêu cự f = 40cm. B. Gương cầu lõm có tiêu cự 40cm. C. Gương cầu lồi có tiêu cự f= 10cm. D. Gương cầu lõm có tiêu cự f = 10cm.
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về quy ước dấu và công thức tính tiêu cự của gương cầu.
Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh nhớ quy ước dấu, nhớ công thức tính tiêu cự f =
2
R
thì sẽ chọn ngay được đáp án đúng là đáp án D, nhớ nhầm f=2R chọn đáp ánB, nhớ nhầm quy ước dấu chọn C, không nhớ kiến thức chọn A.
Câu 18: Một gương cầu lồi có bán kính 30 cm. Vật AB qua gương cầu cho
ảnh A/B/ cao bằng
3 1
vật. Vị trí của vật cách gương là:
A. 10cm B. 15cm C. 30cm D. 60cm
Baì toán này học sinh sử dụng tổng hợp: quy ước dấu, cách tính tiêu cự, công thức tính khoảng cách và công thức tính độ phóng đại. Phương án đúng là C. Không biết vận dụng công thức hoặc tính toán sai sẽ chọn A,B,D.
Câu 19:Một vật sáng AB cao 8cm dặt vuông góc với trục chính của gương cầu lồi có tiêu cự f = -60cm, tại một điểm A cách gương 20cm. Độ cao của ảnh A/B/ là:
A. 3cm B. 6cm B. 9cm D. 12cm
Kiểm tra kĩ năng xác định độ cao của ảnh ở trình độ hiểu. Học sinh biết
vận dụng công thức 1f =
d
1
+ 1/
d và công thức tính độ phóng đại dài của ảnh k = -
d d/
, tính toán đúng sẽ chọn được phương án B, không nhớ công thức hoặc tính toán sai sẽ chọn A,C,D.
Câu 20: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của gương cầu lồi có bán kính
60cm, cách gương 20cm. Ảnh A/B/ là:
A. Ảnh ảo có vị trí trùng với AB. B. Ảnh ảo cách AB 40cm.
C. Ảnh thật cách AB 80cm. D. Một phương án khác.
Kiểm tra trình độ hiểu về cách xác định ảnh một vật. Học sinh áp dụng công thức tính tiêu cự và công thức xác định vị trí ảnh. f=
2
R
; d/ = dfd− f sẽ tính được d/ = -60cm. Đáp án D là đúng, không nhớ quy ước dấu chọn A, áp dụng sai công thức hoặc tính toán sai chọn B,C.
Câu 21: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của gương cầu sẽ có ảnh ngược chiều lớn gấp 3 lần AB. Nếu di chuyển AB ra xa gương thêm 5cm thì ảnh mới vẫn ngược chiều nhưng chỉ lớn gấp 1,5 lần AB. Tiêu cự f của gương là
A. f = 25cm B. f = -15cm. C. f = 15cm D. f = 20cm
Kiểm tra kĩ năng vận dụng tổng hợp các công thức về gương cầu.Học sinh biết vận dụng công thức , tính toán đúng sẽ chọn C. không vận dụng linh hoạt được các công thức, tính toán saichọn A,B,D.
Câu 22: Chọn câu trả lời đúng khi nói về ứng dụng của gương cầu.
A. Trong các lò mặt trời, gương cầu lõm dùng để tập trung năng lượng ánh sang.
B. Gương cầu lồi thường dùng làm đèn chiếu hậu của các loại xe ô tô, xe máy. C. Gương cầu lõm thường dùng làm đèn chiếu hậu của các loại xe ô tô, xe
máy.
D. Cả A và B đều đúng.
Kiểm tra trình độ vận dụng vào thực tế ứng dụng của gương cầu. Học sinh hiểu được đặc điểm của gương sẽ suy ra được ứng dụng của nó và chọn được D là đáp án đúng, hiểu không đầy đủ về cả hai loại gương chọn A,B, không hiểu chọn C.
Câu 23: Chọn câu trả lời sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị đổi phương khi truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.
B. Tia khúc xạ và tia tới ở hai môi trường khác nhau.
C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
D. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
Mục đích kiểm tra về khái niệm và định luật khúc xạ ánh sáng Yêu cầu: ghi nhớ
Học sinh nắm được khái niệm và định luật khúc xạ ánh sáng sẽ chọn ngay đáp án D không nhớ sẽ chọn A,B,C.
Câu 24: Trong hiện tượng khúc xạ:
A. Góc tới i đồng biến với góc khúc xạ r. B. Góc tới i tỉ lệ thuận với góc khúc xạ r. C. Góc tới i lớn hơn với góc khúc xạ r. D. Góc tới i nhỏ hơn với góc khúc xạ r.
Mục đích kiểm tra mối liên hệ giữa góc khúc xạ và góc tới ở trình độ hiểu. Nếu học sinh hiểu được định luật khúc xạ, hiểu được góc tới luôn nhỏ hơn 90o sẽ chọn đáp án A, không hiểu hoặc không nắm được kiến thức đầy đủ tổng quát sẽ chọn B,C,D.
Câu 25: Biểu thức nào sau đây là sai?
A. n21 = 1 2 n n B. n21= 2 v c C. n12 = 1 2 v v D. n12 = 21 1 n
Mục đích kiểm tra kiến thức học sinh về chiết suất Yêu cầu : ghi nhớ
Học sinh nhớ các kí hiệu trong công thức, nhớ định nghĩa chiết suất, mối quan hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối sẽ chọn được đáp án B, không nhớ chọn A,C,D
Câu 26: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường vật chất:
A. Nhỏ hơn 1. B. Bằng 1. C. Lớn hơn 1.
D. Có thể nhỏ hơn 1, bằng 1, hoặc lớn hơn 1.
Kiểm tra kiến thức về chiết suất ở trình độ hiểu.
Học sinh hiểu được chiết suất của một môi trường vật chất n =
v c
mà v<c nên n>1 thì chọn được đáp án C là đáp án đúng, nhầm sang chân không chọn B, không hiểu về chiết suất của một môi trường chọn A,D.
Câu 27: Ánh sáng đi từ không khí vào một chất lỏng trong suốt với góc tới