Hệ hỗ chuyên gia HỆ MYCIN

Một phần của tài liệu Trí tuệ nhân tạo (Trang 86 - 87)

Mởđầu

MYCIN là một hệ lập luận trong y học được hoàn tất vào năm 1970 tại Đại học Standford, Hoa Kỳ. Đây là một hệ chuyên gia dựa trên luật và sự kiện. MYCIN sử dụng cơ chế lập luật gần

đúng để xử lý các luật suy diễn dựa trên độđo chắc chắn. Tiếp theo sau MYCIN, hệ EMYCIN ra

đời, EMYCIN là một hệ chuyên gia tổng quát được tạo lập bằng cách loại phần cơ sở tri thức ra khỏi hệ MYCIN, EMYCIN cung cấp một cơ chế lập luận và tuỳ theo bài toán cụ thể sẽ bổ sung tri thức riêng của bài toán đó để tạo thành hệ chuyên gia.

Lý thuyết v s chc chn dùng cho h chuyên gia

Lý thuyết về sự chắc chắn dựa trên số lần quan sát. Đầu tiên theo lý thuyết xác suất cổ điển thì tổng số của sự tin tưởng và sự phản bác một quan hệ phải là 1. Tuy vậy trong thực tế các chuyên gia lại gán cho kết luận của họ những mệnh đề đại loại như “ có vẻ đúng”. “gần đúng”, “đúng khoảng 70%”…

Lý thuyết về sự chắc chắn dùng độ đo chắn chắn để lượng định những mệnh đề trên và cung cấp một số luật nhằm kết hợp các độ đo chắc chắn để dẫn đến kết luận. Trước khi tìm hiểu

độđo chắc chắn, chúng ta xét “ sự tin cậy” và “ sự phản bác” một quan hệ. Gọi MB(H/E) là độđo sự tin cậy của giả thuyết khi có chứng cứ E.

MD(H/E) là độđo sự không tin cậy và giả thuyết khi có chứng cứ E. Thế thì:

0 < MB(H/E) < 1 khi MD(H/E) = 0 0 < MD(H/E) <1 khi MB(H/E) = 0

Độđo chắc chắn CF(H/E) được tính bằng công thức:

CF(H/E) = MB(H/E) – MD(H/E)

Khi giá trị của độđo chắc chắn tiến dần về 1 thì chứng cớ biện minh cho giả thuyết nhiều hơn

Khi giá trị của độđo chắc chắn tiến dần về -1 thì chứng cớ phản bác giả thuyết nhiều hơn. Khi CF có giá trị 0 có nghĩa là có rất ít chứng cớđể biện minh hay phản bác giả thuyết. Khi các chuyên gia tạo ra các luật suy diễn, họ phải cung cấp độđo chắc chắn của luật. T rong quá trình lập luận, chúng ta sẽ thu nhận được độđo chắc chắn của chứng cớ và dựa vào hai độ đo chắc chắn trên để tính được độ đo chắc chắn của giả thuyết ( còn được gọi là kết luận). Luật đơn giản Luật đơn giản có dạng sau: If(e) then (c) Gọi CF(e) là độđo chắc chắn của chứng cớ. CF(r) là độđo chắc chắn của luật suy diễn Thế thì CF(c) là độđo chắc chắn của kết luận sẽđược tính bằng công thức: CF(c) = CF(e) * CF(r)

Công thức này chính là nền tảng cho cơ chế lập luận của MYCIN.

Lập luận phức tạp

IF (e1 AND e2) then (c)

Toán tử AND được dùng để liên kết chứng cớ e1 và e2. Lúc bấy giờ ta có: CF (e1 END e2) = MIN (CF(e1),CF(e2))

Với luật có dạng OR như sau: If (e1 OR e2) then (c)

Thì CF (e1 OR e2) = MAX( CF(e1),CF(e2)) Với luật có dạng AND và OR như sau: If ((e1 AND e2) OR e3) then (c)

Thì CF ((e1 AND e2) OR e3) = MAX (MIN(CF(e1),CF(e2),CF(e3)) Ngoài ra độđo chắc chắn có dạng NOT được tính như sau:

CF (NOT e) = - CF (e)

Sau khi tính được độ đo chắc chắn của chứng cớ liên kết, ta dùng công thức nêu trong mục Luật

đơn giản để tính CF kết luận.

Một phần của tài liệu Trí tuệ nhân tạo (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)