Vai trò, mô hình cảnh báo của thế giới và thực trạng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 29 - 30)

Vai trò:

- Cảnh báo sự yếu kém của các chính sách kinh tế, cũng như việc vận hành các chính sách.

- Cảnh báo những biến động bất ổn trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Cảnh báo những hoạt động yếu kém, tồn tại trong nền kinh tế như trong hoạt động đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu,.... đặc biệt là thị trường tài chính, của hệ thống ngân hàng.

Mô hình cảnh báo: có 2 nhóm

Nhóm 1: Mô hình phi tham số ( Mô hình theo cách tiếp cận số liệu )

Tíêp cận dựa trên cơ sở quan sát những thay đổi của một số chỉ số vào lúc chúng phát tín hiệu – khi chúng vượt qua các ngưỡng giá trị nhất định. Thông qua 5 bước

- Xác định thời gian các tình huống khủng hoảng trong quá khứ - Lựa chọn các chỉ tiêu xảy ra khủng hoảng.

- Xác định các ngưỡng giá trị cho các chỉ số dựa báo được lựa chọn. - Xây dựng các chỉ số tổng hợp.

- Dự báo khủng hoảng. Nhóm 2: Mô hình tham số.

Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng trên cơ sở các biến lựa chọn rời rạc, thường là phương pháp logit hoặc probit. EWS đã được xây dựng từng bước tại Hàn Quốc với hệ thống Cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại KCIF ( tháng 4/1999), hệ thống Giám sát trực tuyến dòng ngoại hối ( tháng 4/1999), đơn vị Tình báo tài chính Hàn Quốc (FIU) ( tháng 11/2001) và Giám sát sự lành mạnh của thị trường ngoại hối ( FSS) sau đó hệ thống Cảnh báo sớm toàn quốc đi vào hoạt động vào năm 2004.

EWS đã được xây dựng qua thời gian gắn với các sự kiện khủng hoảng tài chính tại Indonesia và ra đời sớm hơn tại Hàn Quốc, với nền tảng là hệ thống các chỉ số báo trước tổng hợp (Composite Leading Indicators) . Tuy nhiên vào các năm 1995, 1997 đã được nâng cấp liên tục và gần đây là tháng 6 năm 2007 Chính phủ cùng với Ngân hàng Trung ương khẳng định sẽ quyết tâm xây dựng hệ thống cảnh báo hoàn chỉnh, hữu hiệu hơn.

Về cơ bản trong mô hình EWS, chỉ tiêu tổng hợp nhất thiết phải bao hàm tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối, còn đối với các chỉ tiêu cơ cấu phải thể hiện được vai trò của lĩnh vực tài chính và cấu trúc nợ nước ngoài.

Chưa bao giờ việc dự báo lại khó khăn như hiện nay, vấn đề quan trọng bây giờ là dự báo. Diễn biến cuộc khủng hoảng tại bắt đầu tại Mỹ ngày càng biến động khôn lường. Hầu hết các tổ chức dự báo trên thế giới đều dự báo sai diễn biến kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây. Từ đầu năm 2008 đến nay, cứ khoảng 3 tháng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại phải điều chỉnh dự báo một lần

Tại Việt Nam, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm kinh tế là vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, song thực tế, cảnh báo sớm vẫn là một lĩnh vực rất mới mẻ và còn non trẻ nhưng bắt đầu thu hút được sự quan tâm của chính phủ và các nhà kinh tế qua việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy trình giám sát từ xa và hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w