trong xu thế toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ được dự báo cơn bão khủng hoảng đến hết quý II năm 2009 và quý IV năm 2008 này vẫn đang là tâm bão mặc dù FED đã liên tục cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát đang hoành hành kéo theo nguy cơ lo ngại về giảm phát có thể xảy ra. Trong một thông báo đưa ra ngày thứ ba ( 23/12/2008). Văn phòng phân tích tuyên bố, GDP của nước này giảm 0,5% trong quý III/2008.
Tỷ lệ lạm phát theo số liệu của FED tăng 2,4% trong quý III/2008. Quý IV/2008 lạm phát đã giảm nhanh. Tiêu dùng chiếm 2/3 tăng trưởng của kinh tế Mỹ giảm 3,8%, vượt qua 3,7% dự đoán của các chuyên gia. Đây là lần đầu tiên từ năm 1990 tiêu dùng của người Mỹ giảm và mức giảm này là nhiều nhất từ năm 1980. Tháng 11/2008, thêm 533 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện là 6,7% - cao nhất từ năm 1993. David Wyss – chuyên gia kinh tế trưởng của Standard & Poor nói: “ Mọi người không muốn đi ra ngoài mua sắm nữa. Nếu bạn muốn xem cái gì còn tệ hơn, hãy đợi con số của quý IV/2008”. ( theo CNN).
Theo Viện Tài chính Quốc tế ( IIF) dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2009 là năm kinh tế thế giới sẽ yếu kém nhất trong nửa thế kỷ qua, sẽ hết sức ảm đạm với hoạt động của tất cả các nền kinh tế trên thế giới hoặc sẽ yếu kém hoặc sẽ bị suy thoái. Theo IIF năm 2009 kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng - 0,4% so với mức tăng gần 2% của năm 2008.
Ngày 23 và 24/12/2008, Chính phủ họp phiên họp cuối năm công bố năm 2008 Việt Nam tăng GDP là 6,23%, CPI tăng 19,9% và đưa ra gói giải pháp kích cầu tổng thể 6 tỷ USD so với GDP năm 2008 ước đạt là 88,5 tỷ USD chiếm 6,8%, bằng 27% dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay .Giá tiêu dùng từ tháng 7 đã tăng thấp, giảm liền trong tháng 10, 11 và có dự báo giảm tiếp trong tháng 12 này….Điều này có nghĩa là nguy cơ thiểu phát, giảm phát đã xuất hiện. Chính phủ chuyển đổi mục tiêu: từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, trong đó có việc nguy cơ thiếu công ăn việc làm và nguy cơ tái nghèo.
Xuất khẩu là định hướng của nền kinh tế nước ta, bởi tỷ lệ kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam thuộc loại rất cao ( đứng thứ 5 thế giới sau Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Bỉ). Trong bối cảnh ngay trên sân nhà hàng hoá Việt Nam cũng gặp khó khăn thách thức khốc liệt do yếu tố “ thắt lưng buộc bụng của người tiêu dung”, tâm lý chờ giá giảm hơn nữa mới mua săm, hàng hoá các nước gặp khó khăn vào Mỹ sẽ quay đầu “ đổ “ vào Việt Nam với giá rẻ và yếu tố lo ngại nhất là thực hiện cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ, với sự đa dạng về thế mạnh cùng kinh nghiệm vuợt trội về đẳng cấp kinh doanh.
Tuy nhiên trong xu thế đó ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: ”Năm 2008, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao, với vốn đăng ký đạt trên 60 tỷ USD, nhưng vốn thực hiện mới chỉ đạt trên 10 tỷ USD. Trong đó 8,8 tỷ là của nhà đầu tư nước ngoài đưa vào, còn lại là vốn đầu tư trong nước liên doanh. Năm 2009, dự kiến vốn đầu tư nước ngoài “ đổ” vào Việt Nam bằng hoặc cao hơn năm 2008. Điều này có cơ sở, vì hiện nay chúng ta có một số dự án đang thực thi và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cam kết thực hiện đầu tư vào Việt Nam”