LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo (Trang 29 - 31)

Trên cơ sở phân tích cột địa tầng tổng hợp, sự phân bố trầm tích, các đặc điểm cấu trúc của khu vực nghiên cứu, chúng tôi nêu lên những nhận định khái quát nhất về chế độ trầm tích, hoạt động kiến tạo, điều kiện địa lý của tong vùng từ Cacbon đến nay. Trong vùng hoạt động nghiên cứu các thành tạo trầm tích Cacbon tuổi Cacbon-Pecmi là các đá có tuổi già. Các thành tạo già hơn có thể đã bị nhấn chìm sâu bị biến chất mạnh mẽ hoặc đã bị tan vào trong các dung thể cá tuỏi Trias đến Paleogen.

Như các vùng khác trên trái đất và ở nước ta, vùng thành phố Lạng Sơn cũng đã trải qua lịch sử địa chất từ Arkeozoi đến nay. Tuy nhiên các vấn đề địa chất nêu trên xảy ra lúc nào và diễn biến ra sao đòi hỏi các nghiên cứu tiếp sau. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập đếm lịck sử địa chất của vùng từ kỷ Cacbon đến nay.

khí hậu biển ấm nóng, sâu vừa thuận lợi cho việc thành tạo các trầm tích Cacbon. Trong môi trường thuận lợi như thế phát triển các sinh vật như san hô, tay cuôn, trung lỗ. Trong giai đoạn này ở vùng thành phố Lạng Sơn các hoạt động kiến tạo tương đối bình ổn, trong đó vận động hạ tương đối và dao động có vai trò cơ bản, còn vận động uốn nếp, magma chưa they xuất hiện.

Sang đến giữa Pecmi sớm, điều kiện gần bờ tạo ra các trầm tích ven bờ và bauxit sau đó nhiệt độ không khí trở nên ấm hơn, nước biển dâng cao hơn một phần do băng tan và trái đất ấm lên tạo điều kiện tích tụ cacbonat và silic có chiều dày khá. Điều này diễn ra cho đến Pecmi trung. Sau đó do lực dồn ép đã làm cho các trầm tích nói trên bị uốn nếp, dâng cao hình thành các nếp uốn thoải đưa khu vực nghiên cứu thành lực địa chịu tác động phong háo, hoà tan, bóc mòn cho đến Pecmi muộn.

Cuối Pecmi hoạt động kiến tạo mảng ở khu vực nghiên cứu tăng lên rõ rệt. Lúc này các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam hoạt động mạnh mẽ dạng cấu trúc chữ nhân hoặc chữ Y.

Đây cũng là thời kỳ bắt đầu của hiện tượng hạ võng, đứt gãy liên quan đến hoạt động magma toàn cầu, chịu ảnh hưởng của vụ va chạm giữa tiểu hành tinh với Trái đất vào cuối Pecmi cách đây khoảng 250 triệu năm.

Các hoạt động kiến tạo, magma, thời tiết khí hậu đã dẫn đến quá trình biểu tiến trầm tích các vật liệu lục nguyên, silic, bauxite, tiếp đó thành tạo đá vôi phân lớp dày…

Cho đến cuối Trias sớm, biển tiếp tục hạ võng, trầm tích các lớp sét vôi xin lục nguyên của hệ tầng Kỳ Cùng.

Hiện tượng căng võng do kiến tạo, do đứt gãy như đã nêu trên đã đạt đến cực điểm của đầu anizi thuộc Trias trung dẫn đến hiện tượng đứt gãy động đất sâu vào vỏ Trái đất mở đường cho magma đi dần lên. Trong quá trình đi dần lên, từ lò magma sâu giàu Fe, Mg thuộc mafic dung thể magma đã đồng hoá các đá trầm tích, magma, biến chất giàu Si và Al chuyển dần thành magma trung tính, axit, đặc biệt là phun trào ryolit. Các dung thể phun lên thành tạo các tầng khá dày, ở các bồn trầm tích dạng giữa cung và sau cung và xuyên cắt các trầm tích già hơn thành tạo cá đới magma phun trào lớn ở cung đảo.

Giữa Trias trung, các tầng phun trào xen lục nguyên đã phủ trên một diện tích lớn, nguội lạnh, đông cứng chặn kín các đường dẫn magma làm cho các thể phun trào đang dâng lên không thể chảy ra ngoài mặt đất bị chặn ở dưới sâu tạo các thể á phun trào, xâm nhập nông, xâm nhập sâu. Một số thể phun trào ven đứt gãy lớn do giàu chất bốc đã kết tinh với các ban tinh felspat, thạch anh như đá xâm nhập granit.

Do lực đẩy magma từ dưới sâu khi chúng bị chặn trên, tạo ra lực dâng khá mạnh, làm đáy trầm tích nâng dần, nhất là vùng trung tâm thành phố và phía Tây – Tây Bắc làm cho vùng nâng cao chuyển thành lục địa. Dịch chuyển bồn trầm tích về phía Đông _ Đông Bắc. Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi môi trường trầm tích từ biển khá sâu, môi trường khử với việc tạo thành đá ryolit trầm tích màu xanh lục chuyển sang chế độ biển nông ven bờ, môi trường oxi hoá trong khí hậu khô nóng làm cho các đá ở đây trong đó có đá ryolit có màu nâu, nâu tím, các trầm tích tuf, tufit, tufogen có mầu tím gan gà đặc trưng. Trong chế độ trầm tích phân dị chế độ kiến tạo chuyển hoá, từ đứt gãy sâu – rift sang địa hào, võng trũng ở phía Đông Đông Bắc, Đông Nam đã hình thành các dãi võng địa hào trầm tích với quy mô tương đối lớn thành tạo trầm tích hệ tầng Nà Khuất và phần dưới hệ tầng Mẫu Sơn.

Cuối Trias muộn hoạt động kiến tạo chủ yếu là dồn ép khép kín bồn trầm tích theo hướng lực từ Đông Bắc xuống Tây Nam, hình thành các nếp uốn trong trầm tích hệ tầng Mẫu

Sơn, Nà Khuất, Khôn Làng, Kỳ Cùng, Lạng Sơn, Đồng Đăng đồng thời tái tạo các nếp uốn đã có trong hệ tầng Bắc Sơn.

Quá trình dồn ép này cũng dẫn đến việc hình thành các cấu tạo phá hủy đứt gãy trong đó chủ yếu là các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam với nhiều đứt gãy nghịch và đứt gãy nghịch ngang và các đứt gãy khác.

Các đứt gãy Na Sa – Nà Chuông – Chi Lăng và đứt gãy Thác Trà - quán Lóng thể hiện như đứt gãy nghịch ngang. Các hoạt động uốn nếp và đứt gãy đã biến vùng trầm tích thành vùng dâng cao lục địa, kết thúc hoạt động trầm tích biển ở khu vực này.

Sang Jura, phần Đông Bắc của đứt gãy ngang lớn ở phía Nam Đồng Đăng có hoạt động căng tách mạnh hình thành các hố sụt và phun trào ryolit.

Từ Kreta đến Paleogen hoạt động kiến tạo chủ yếu là hoạt động của các đứt gãy, các hố sụt dạng lục địa và hoạt động magma sâu dạng vòm nhiệt. Các hoạt động nó trên thể hiện rõ ở Tây Bắc vùng nghiên cứu dẫn đến sự thành tạo các hệ tầng Tam Lung, Tam Danh đặc biệt là phun trào mafic với các đá đặc trưng bazan, varyolit, phun trào trung tính anđezit.

Từ cuối Paleogen đến đầu Neogen, hoạt động kiến tạo khu vực và trên thế giới có dạng bình ổn, phát triển quá trình san bằng.

Đến Neogen thế Mioxen, vùng nghiên cứu chịu hoạt động căng tách khá mạnh, do hoạt động của đứt gãy sâu Cao Bằng – Lộc Bình – Tiên Yên theo phương Tây Bắc - Đông Nam hình thành các dãy vũng và các trũng kéo toác như ở Na Dương, huyện Lộc Bình, Hợp Thành, Đông Bắc Lạng Sơn. Tại khu vực này hình thành dãi vũng…các hồ lục địa trầm tích cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết và các trầm tích sinh vật cháy là than của hệ tầng Na Dương.

Cuối Mioxen vùng chịu tác động của lực ép nâng dọc theo đứt gãy Cao Băng – Lạng Sơn – Lộc Bình – Tiên Yên kết thúc chế độ trầm tích hồ đầm lầy hình thành vùng lục địa nâng cao.

Trong thời gian Đệ Tứ, do vận động nâng hạ, thăng trầm, do thay dổi khí hậu, do thay đổi mực nước đại dương, do các chu kỳ băng mà khu vực nghiên cứu đã hình thành bậc mềm sông, các bậc hang treo và các bậc hang chôn vùi có biên độ khác nhau. Trong khu vực nghiên cứu đã hình thành các dải, các khối có tốc độ dâng hạ khác nhau. ở những nơi dâng mạnh đã hình thành các đồi núi thấp chịu tác dụng xâm thưc bóc mòn yếu, phát triển vỏ phong hoá kaolanh và laterit. ở những nơi nâng yếu thành tạo nên địa hình đồi thoải. ở những nơi hạ tương đói đã hình thành các dải, các khối, các võng trầm tích như ở phía Nam, Đông Nam vùng nghiên cứu.

Các trầm tích Đệ Tứ ở đây có chiều dày từ 15-20m.

Trong thời gian gần đây, hoạt động kiến tạo trẻ trên toàn vùng và dọc theo các đứt gãy thể hiện tương đối mạnh và rõ nét. Theo các tài liệu đo đạch và địa vật lý thì trong vùng nghiên cứu có hiện tượng hạ thấp và dịch chuyển ngang. Vì vậy cần tiến hành các nghiên cứu cần thiết, góp phần vào việc đảm bảo môi trường sinh sống của nhân dân, phục vụ việc xây dung các công trình, đề phòng các tai biến địa chất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w