CHƯƠNG VIII KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo (Trang 27 - 29)

KHOÁNG SẢN

thông tin tài liệu về khoáng sản và nghiên cứu về vấn đề này. Dựa vào các tài liệu thu thập, dựa vào nguồn gốc và công cụ khoáng sản chúng tôi đưa khoáng sản trong vùng thành các loại gồm: Khoáng sản kim loại, phi kim loại và nhiên liệu cháy.

8.1. Kim loại màu

Khoáng sản kim loại màu nổi bật trong vùng là nhôm, nhôm trong thành phần của quặng Bauxit Al2O3 và Al(OH)3. Bauxit trong vùng thuộc dạng vỉa và có dạng tảng lăn có quy mô trung bình và chất lượng tốt.

Khoáng sản kim loại màu thứ hai là vàng, vàng trong vùng ở dạng sa khoáng. Bauxit

Bauxit dạng vỉa: có ở Quán Lóng, Bauxit có màu xám ghi trong phần chủ yếu là oxyt và hydroxit nhôm hàm lượng Al2O3 khá cao, có cấu trúc hạt mịn cấu tạo phân lớp, hạt đâu, thành phần cơ bản là gipxit, bơmit, diaspo. Phân tích thành phần (%) hoá học có SiO2: 4,75; Fe2O3: 27,6; Al2O3: Bau xit dạng vỉa có chiều dày 20-30cm nằm dốc về phía Tây Nam 220/35. Tuy nhiên trữ lượng quặng ở đây không lớn. Về địa tầng Bauxit nằm dưới hệ tầng Đồng Đăng, tuổi Pecmi muộn (P3).

Bauxit dạng tảng lăn: Phân bố ở Tam Lung, ở đây Bauxit thuộc loại Deluvi, Eluvi, với các tảng từ nhỏ đến lớn kích thước vài mét. Bauxit có màu đỏ, đỏ máu, đỏ nâu, màu tím, phớt vàng. Quặng có kiến trúc hạt mịn cấu tạo khối. Trữ lượng quặng hang vạn tấn nhưng phân bố rải rác, Bau xit đang được sử dụng làm phụ gia xi măng. Về nguồn gốc Bauxit tảng lăn được pha ra từ các vỉa, các khối trong hang động Karst của hệ tầng Bắc Sơn. Khi có vận động nâng lên, vỉa nâng lên bị phá, bị lôi cuốn sang hai bên địa hình thấp hơn và hiện tại là khu vực Tam Lung. Sau đó đến lượt đá vôi nền bị hoà tan, xâm thực bóc mòn tạo địa hình thấp dạng thung long như hiện nay, Bauxite tiếp xúc với nước, không khí, ánh sáng, nó bị tái tạo phong hoá có màu đỏ sặc sỡ.

Vàng và sa khoáng: Vàng và sa khoáng trong vùng phân bố dọc lòng sông và một số bồi của sông Kỳ Cùng. Vàng dạng vảy hạt nhỏ lẫn trong đất cát, cuội sỏi. Vàng ở đây thuộc dạng tự sinh cơ bản đơn chất. Tuy nhiên hàm lượng và trữ lượng không đáng kể. Do đó việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

8.2. Kim loại đen

Trong vùng gặp một số quặng chancopyrit, pyrit có màu vàng dạng tấm, vẩy nhỏ, trữ lượng ít, nằm phân bố rảI rác ở một số loại như đá vôi. Vì vậy mầ việc khai thác và sử dụng không cao.

Mangan: Quặng mangan trong vùng phân bố ở một số nơi như bắc suối Lauli, Quán Lóng, quặng ở dạng kết vón có kích thước từ vài mm đến 10mm màu nâu đen hơi nhẹ trong tầng sét quặng có nguồn gốc phong hoá đá vôi giàu Mangan có chiều dày từ 2- 10cm có nơi day hơn. Các kết hạch này thường lẫn sét màu vàng thường có nguồn góc từ sét phong hoá terarossa. Tuy nhiên do quặng phân tán nên hiệu quả khai thác và sử dụng không cao.

8.3. Khoáng sản phi kim loại

Khoáng sản phi kim loại gồm đá vôi, sét kaolin, sét phong hoá, đá xẻ, cuội, sỏi..,

Đá vôi: Là khoáng sản phi kim loại nổi bật có vai trò t lớn trong vùng đá vôi, đã và đang được khai thác sử dụng, đá vôi chủ yếu thuộc hệ tầng Bắc Sơn sau đó là hệ tầng Đồng Đăng và hệ tầng Kỳ Cùng.

Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn: Đây là đá vôi chất lượng tốt hàm lượng CaO trên dưới 40%, trữ lượng lớn phần lộ cơ bản ở Tam Thanh, Nhị Thanh, là danh lam không được phép khai thác. Tuy nhiên trữ lượng ở một số nơi cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng ở

đây với sản lượng 6 vạn tấn/ năm.

Đá vôi hệ tầng Đồng Đăng: có nhiều ở phai Lỗi – Quán Lóng. Đá vôi ở đây có chất lượng quá cao, CaO 40% đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng, nung vôi, dải đường, trữ lượng hàng triệu tấn.

Đá vôi hệ tầng Kỳ Cùng: Phân bố chủ yếu ở phía tây vùng nghiên cứu và ở nà Chuông, đá vôi lẫn nhiều sét chất lượng không cao phân lớp mỏng, ít có giá trị công nghiệp. Sét: Sét trong vùng có hai nguồn gốc chính là sét phong hoá và sét trầm tích.

Sét phong hoá: có giá trị nhất là sét kết, bột kết của hệ tầng Nà Khuất, các khu khai thác sét loại này gặp nhiều ở phía đông Công ty Hợp Thành gần cầu Nấ trên đường đi Lộc Bình, sét dẻo mịn đáp ứng nhu cầu làm gạch ngói, bên cạnh đó còn có sét phong hoá từ ryolit tạo thành caolin phụ gia cho công nghiệp sản xuất ximăng tuy nhiên loại sét này có chất lượng kém hơn, trữ lượng không lớn.

Sét trầm tích: Có giá trị kinh tế lớn nhất nằm trong hệ tầng Na Dương, phân bố xung quanh khu vực nhà máy Hợp Thành. Sét ở đây màu trắng phớt vàng loang lổ, dẻo mịn dùng làm sản xuất gạch ngói khá tốt, đôI chỗ có thể sử dụng để sản xuất đồ gốm sứ. Trữ lượng của loại sét này tương đối lớn đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng có giá trị kinh tế cao.

Sỏi, cuội, cát: Vật liệu trầm tích tìm thấy dọc sông Kỳ Cùng, suối Kiket và suối Nasa, thành phần cơ bản là thạch anh chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế.

Khoáng sản nhiên liệu:

_Than Pecmi muộn. Than ở đây có ở khu vực phía Tây bắc chùa Tiên, than có dạng lớp mỏng, màu đen. Than thuộc loại antrxit trữ lượng nhỏ không đáng kể đã được khai thác và sử dụng nhưng giá trị kinh tế không cao.

_ Than Neogen.Than trong vùng thuộc hệ tầng Na Dương, than thuộc loại than vỉa,đã được khai thác và sử dụng nhưng trữ lượng không cao, ít có giá trị kinh tế công nghiệp. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây tương ứng với mức hang động ở từng thời kỳ. Nước ngầm có tác dụng hòa tan đấ vôI tạo ra một số hệ thống hang động lớn nhỏ trong vùng như dộng Nhị Thanh, Tam Thanh và một số khu di tích khác phục vụ cho du lịch. Hiên nay nước ngầm đang được sử dung để cung cấp nước sạch cho Thành phố nhưng nguồn nước này có nguy cơ bị ô hiễm và cần có biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG IX

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo (Trang 27 - 29)