Nâng cao chất lượng quy hoạch, chính sách và quản lý đầu tư của chính phủ, địa phương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÓ MỘT CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ HƠN

3.2.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch, chính sách và quản lý đầu tư của chính phủ, địa phương.

địa phương.

-Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, kế hoạch đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu đầu tư phát triển. Bởi vì các quy hoạch, kế hoạch này chính là định hướng cho hoạt động đầu tư của các đơn vị. Để chuyển dịch tốt, cần nâng cao chất lượng việc quy hoạch, lập kế hoạch

-Tất cả các quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho ngành cụ thể và phải tranh thủ sự giám sát của nhân dân. Các nội dung an ninh quốc phòng cần phải được giữ bí mật, nhưng những quy hoạch kinh tế, xã hội cần phải công khai hóa.

-Việc quy hoạch, lập chính sách, luật, không thể chung chung, nhất định phải có mục tiêu cụ thể, có định lượng về chỉ tiêu, các con số. Nguyên tắc quản lý này luôn đúng đắn cho mọi trường hợp, ở tầm vĩ mô thì không thể thiếu sót được.

-Công tác dự báo và nghiên cứu cung- cầu thị trường trong nước và quốc tế phải thật sự chủ động, bền vững. Khắc phục tình trạng phát triển chồng chéo và mâu thuẫn giữa các ngành, vùng. Điều đó sẽ cản trở sự phát triển rất nhiều.

-Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chính sách đầu tư , luật đầu tư cần cởi mở và thông thoáng hơn. Như thế mới kích thích các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn, và mạnh dạn đầu tư vào những ngành quan trọng hơn.

-Các tỉnh, thành phố có quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý đầu tư. Điều này phát huy tính sáng tạo, năng lực chủ động của địa phương cơ sở, nhưng kèm theo đó, phải quy trách nhiệm rõ ràng, rành mạch, đồng thời phải có ủy ban kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch.

-Các địa phương phải có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho địa phương mình.

-Rất nhiều vấn đề liên quan đên đầu tư cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Việc đầu tư cần tránh dàn trải, tham lam cho quá nhiều mục tiêu. Chính sách đưa ra cần nêu rõ mục tiêu trước nhất, mục tiêu cụ thể cho từng ngành, vùng, không thể đưa ra quá nhiều cùng một thời điểm, như thế dẫn đến sự chồng chéo, lan man.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w