Định hướng phát triển ngành công nghiệp-xây dựng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÓ MỘT CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ HƠN

3.1.3.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp-xây dựng

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như điện tử-tin học, sản phẩm cơ khí, may mặc-da giầy và chế biến thuỷ sản.

- Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng như dầu khí, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản, vật liệu xây dựng, những bước đi này cần phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường.

- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ cao, vật liệu mới. Trong đó IT phải là ngành mũi nhọn, kéo theo những ngành khác phát triển.

- Phát triển sản xuất rộng khắp các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, chế tạo. Sử dụng các công nghệ thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề nhu cầu của thị trường.

- Cụ thể đối với một số lĩnh vực công nghiệp-xây dựng sau, cần phải được định hướng đúng đắn.

* Công nghiệp điện: Đầu tư hinh thành đồng bộ hệ thống lưới truyền tải quốc gia. Cải tạo hệ thống tải điện để giảm tổn thất điện năng.

* Công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng: Đầu tư đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình, dự án xi măng như ở Hải Phòng và Hạ Long, để đưa vào khai thác trong những năm tớí. Đầu tư phát triển sản xuất các ngành sản xuất vật liệu xây dựng,gạch, chế biến đá, nội thất có thể nhân rộng nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu thị trường

* Ngành cơ khí: Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hoá một số khâu then chốt trong ngành cơ khí. Chúng ta cần khoảng 40% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế, đồng thời chúng ta cũng cần đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ cho nông lâm, ngư nghiệp.Trong định hướng phát triển nông nghiệp đồng bằng sông cửu long, đến 2010 phải cơ giới hoá 70% đồng ruộng, trong khi đó năm 2007, con số này chỉ dừng lại ở 20%. Rõ rang là rất khó thực hiện mục tiêu khi chưa có sự hỗ trợ tích cực của ngành cơ khí chế tạo

* Công nghiệp dệt may: Đầu tư theo chiếu sâu, đổi mới, hiện đaị hoá trang thiết bị. Đầu tư mới các cụm công nghiệp dệt may tại các khu công nghiệp như Phố Nối –Hưng Yên, thưo hướng đồng bộ hoá từ các khâu kéo sợi, in, nhuộm, hoàn tất.

* Công nghiệp chế biến nông sản: Đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, chú trọng vào chất lượng sản phẩm để đáp ứng cạnh tranh tiêu thụ trng thị truờng trong nước và xuất khẩu. Nông sản có lợi thế vô cùng lớn đối với việc xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta tận dụng được nhân công rẻ, ưu đãi của thiên nhiên, do vậy ngành này cần được quan tâm một cách đúng đắn.

- Tăng cường hợp tác lien ngành, đưa công nghiệp- xây dựng hội nhập với khu vực và quốc tế, trước hết là thu hút vốn, thu hút đầu tư. Mục tiêu được đưa ra là đưa nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp-xây dựng đạt 10-10,5%/năm trong 10 năm tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w