Dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại vpbank chi nhánh cầu giấy (Trang 46 - 49)

Dư cho vay tiêu dùng của VPBank Chi nhánh Cầu Giấy tăng dần qua các năm, thể hiện sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Năm 2010, doanh số là 85.060,6 triệu đồng, đến năm 2011 đã tăng lên 104.805,4 triệu đồng, tăng 19.744,8 triệu đồng (tăng 23,2%) so với 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 100.336,5 triệu đồng, giảm so với năm 2011 (giảm 4.468,9 triệu đồng) nhưng vẫn tăng 15.305,9 triệu đồng so với năm 2010. Sở dĩ doanh số giảm là do ngân hàng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng thắt chặt trong hoạt động cho vay.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ CVTD 85.060,6 100 104.805,4 100 100.336,5 100 Cho vay ngắn hạn 15.651,1 18,4 16.978,4 16,2 20.870,0 20,8 Cho vay trung và

dài hạn 69.409,5 81,6 87.826,9 83,8 79.466,5 79,2

(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)

Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó cho vay trung hạn và dài hạn có tỉ trọng lớn, năm 2010 là 81,6%, tăng lên 83,8% năm 2011. Doanh số trung hạn năm 2010 là 69.409,5 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 đã có sự tăng trưởng vượt bậc đạt tới 87.826,9 triệu đồng, tăng 18.417,4 triệu đồng (tăng 26,5%). Năm 2011 đánh dấu sự mở rộng trong chi tiêu cho tiêu dùng của người dân đối với các hàng hoá lâu bền. Đến năm 2012, tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn đã giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức cao, tăng 14,48% so với năm 2010 và đạt tới giá trị 79.466,5 triệu đồng.

Dư nợ cho vay ngắn hạn có tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh. Đối với ngắn hạn: tỷ trọng lần lượt trong 3 năm là 18,4%; 16,2%; 20,8%. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của năm 2011 so với năm 2010 và của năm 2012 so với năm 2010 ở mức cao, lần lượt là 8,48% và 33,3%. Điều này chứng tỏ nhu cầu chi tiêu của người dân ngày càng tăng cao.

Bảng 2.6: Dư nợ CVTD theo mục đích

(Đơn vị: triệu đồng)

Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ CVTD 85.060,6 100 104.805,4 100 100.336,5 100 Mua nhà 54.268,7 63,8 71.686,9 68,4 64.917,7 64,7 Ô tô 26.794,1 31,5 32.175,2 30,7 32.408,7 32,3 Du học 1.190,8 1,4 1.676,9 1,6 1.304,3 1,3 Khác 2807,0 3,3 1.362,4 1,3 1.705,7 1,7

(Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank)

Cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì cùng với mức sống ngày càng tăng cao nhu cầu mua nhà của người dân phục vụ việc ăn ở ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này ở chi nhánh tăng nhanh, từ doanh số 54.268,7 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên 71.686,9 triệu đồng năm 2011, mức tăng tuyệt đối là 17.418,2 triệu đồng (tăng 32%). Trong năm 2012 dư nợ giảm xuống so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao là 64.917,7 triệu đồng, tăng 19,62% so với năm 2010.

Tuy nhiên tỷ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn thấp so với cho vay mua nhà nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng cao. Tốc độ tăng của năm 2012, 2011 so với năm 2010 lần lượt là: 20.08%, 20.95%. Hứa hẹn thị trường này sẽ phát triển trong tương lai với tốc độ tăng cao hơn nữa.

Tỷ trọng của khoản vay du học và cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn cho vay, nhưng nó vẫn có sự tăng trưởng mạnh (cho vay du học năm 2011 tăng 40.81% so với năm 2010, cho vay khác năm 2012 tăng 9.53% so với năm 2010).

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại vpbank chi nhánh cầu giấy (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w