Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại vpbank chi nhánh cầu giấy (Trang 30 - 68)

Ngoài các yếu tố chủ quan kể trên, chất lượng CVTD tại NHTM còn chịu tác động của các nhân tố khách quan sau:

1.4.2.1. Nhân tố khách hàng

Đây là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Khách hàng là người vay vốn đồng thời cũng là người có nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Khách hàng chính là đối tượng tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đối tượng ngân hàng hướng vào có thể khác nhau tùy vào mục đích sản phẩm của ngân hàng. Với sản phẩm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh thì đối tượng mà các ngân hàng hướng tới ở đây là các doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng trong CVTD thì chủ yếu tập trung vào các cá nhân và hộ gia đình – những người có thu nhập ổn định. Việc thu nợ của ngân hàng có diễn ra theo đúng quy định hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tổng thu nhập của khách hàng trong tương lai. Nếu có thu nhập cao và ổn định thì khả năng trả nợ của khách hàng tốt. Tuy nhiên, thu nhập của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bất kỳ sự biến động nào về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật … hoặc các tác động tới thu nhập của khách hàng như thiên tai, lũ lụt, bệnh tật …đều làm giảm nguồn thu nhập của khách hàng và làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh yếu tố bất khả kháng, việc trả nợ ngân hàng còn phụ thuộc vào thái độ ý thức trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu là khách hàng có ý thức cao trong việc trả nợ thì cho dù kinh tế hay thu nhập có khó khăn thì họ vẫn tìm cách

xoay sở để thanh toán cho ngân hàng đúng hạn, góp phần vào việc giảm thiểu nợ quá hạn và làm giảm khả năng mất vốn của ngân hàng. Ngược lại, có những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng trả nợ nhưng lại cố tình chây ì không trả nợ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có các biện pháp để giám sát, kịp thời kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai trái của khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng CVTD của Ngân hàng.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Ngân hàng là ngành chịu nhiều sự tác động của môi trường kinh tế chính trị, xã hội. Chính trị mà ổn định thì nền kinh tế mới phát triển được, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao mức thu nhập của người dân, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, chính trị không ổn định sẽ gây tâm lý cho người dân, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, có thể dẫn tới mức phá sản… chính sách thu hẹp sản xuất, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao, thu nhập của người dân thấp đi, làm giảm quá trình tiêu dùng trong dân cư. Vì vậy, ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay.

1.4.2.3. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có thể hiểu là hệ thống các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền. Mỗi một quốc gia khi thành lập cũng xây dựng cho mình một hệ thống các quy phạm để quản lý nhà nước mình phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Việc xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ phù hợp với xu thế của nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới toàn bộ các nghành nghề trong đó có ngân hàng. Các văn bản chồng chéo nhau sẽ gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc làm việc và ký kết các hợp đồng tín dụng với khách hàng. Ngược lại, môi trường

pháp lý mà tốt, các thủ tục đơn giản, ngắn gọn và nhanh chóng thì tạo điều kiện cho khách hàng trong việc tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.

1.4.2.4. Môi trường tự nhiên

Các biến cố tự nhiên như lũ lụt, thiên tai …. có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân và các doanh nghiệp, làm giảm thu nhập, có thể đẩy người dân vào khó khăn. Mặc dù trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng đã luôn chú ý đến giảm thiểu rủi ro, nhưng đó là những rủi ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, có khi đẩy ngân hàng vào tình trạng mất vốn

Tóm lại, chất lượng CVTD chịu tác động của rất nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có những tác động khác nhau đến chất lượng CVTD. Vì vậy, khi xem xét ta cần có cái nhìn tổng quát, chung nhất tất cả để tránh đánh giá sai lầm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – NGÂN HÀNG

VPBANK CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1. Tổng quan về VPBank – Chi nhánh Cầu Giấy

2.1.1. Lịch sử ra đời của VPBank và chi nhánh VPBank Cầu Giấy

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước đây) – VPBank được thành lập ngày 12/08/1993 theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 99 năm. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ, sau gần 20 năm hoạt động VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng. Ngày 10/09/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến nay VPBank đã phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4000 cán bộ nhân viên, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên trong ngân hàng. Ngày 27/07/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1815/QĐ- NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( tên tiếng Anh đầy đủ là Vietnam Prosperity Joint- Stock Commercial Bank).

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực

tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012- 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “ Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiền tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng vủa VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Năm 2012 kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Với VPBank, 2012 còn là năm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ nhất của ngân hàng trong việc xây dựng các nền tảng quan trọng, tạo đà cho một giai đoạn tăng trưởng đầy tham vọng. Bên cạnh việc triển khai các chiến lược kinh doanh, VPBank đã tập trung củng cố toàn diện các hệ thống nền tảng, gồm quản trị nhân lực, quản trị rủi ro, phát triển công nghệ… Đây là một trong những gọng kìm chiến lược đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của vpbank trong tương lai, hiện thực hóa mục tiêu trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

VPBank Cầu Giấy được thành lập ngày 28/11/2005, đây là điểm giao dịch thứ 12 của VPBank tại Hà Nội và là điểm giao dịch thứ 29 của VPBank

trên toàn hệ thống thời ấy. Với quy hoạch thành phố Hà Nội được mở rộng ra phía Tây, quận Cầu Giấy ngày càng trở nên sầm uất, đây là khu vực có mật độ dân cư khá cao và là địa bàn có hoạt động giao thương tấp nập, VPBank mở chi nhánh Cầu Giấy với hi vọng sẽ thu hút được nguồn vốn dồi dào cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như tiêu dùng của đông đảo dân cư và doanh nghiệp tại khu vực này. Chi nhánh Cầu Giấy có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống VPBank và được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nhiều hình thức của các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng trong nước. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ…

Cơ cấu tổ chức của VPBank – Chi nhánh Cầu Giấy

Chức năng của một số phòng ban:

Phòng hành chính tổ chức: BAN GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC P. KHÁCH HÀNG P. KẾ TOÁN P. THẨM ĐỊNH TÀI SẢN P. GIAO DỊCH KHO QUỸ P. THANH TOÁN QUỐC TẾ P.TÍN DỤNG

Tham mưu cho ban giám đốc trong việc thực hiện các văn bản chế độ của Nhà nước, của các nghành về tổ chức bộ máy, cán bộ, tiền lương, đào tạo, hành chính quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh.

Nhiệm vụ của phòng được quy định cụ thể như sau:

-Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.

-Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của Chi nhánh và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch, Chi nhánh mới.

-Quản lý và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.

Phòng khách hàng:

Chia theo đối tượng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng VPBank. Trong phòng, mỗi cán bộ nhân viên sẽ đượng phân chia theo dõi và quản lý một số khách hàng nhất định. Nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau:

- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng, kiến nghị các sản phẩm dịch vụ mới.

- Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi các hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu để có biện phát xử lý và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, bảo lãnh của khách hàng, thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cở sở xem xét giải quyết thẩm định hồ sơ của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng.

- Phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình tín dụng tại chi nhánh.

- Lưu trữ các chứng từ, tài liệu giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu trữ các giấy tờ tài sản đảm bảo và các chứng từ liên quan.

Phòng kế toán:

Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán được quy định như sau:

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. -Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Chi nhánh

-Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

Phòng thẩm định tài sản:

- Nắm vững các quy định nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thẩm định tốt nhất.

- Nghiên cứu hồ sơ do khách hàng nộp, tham khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ các đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

- Đánh giá độ tin cậy của các chứng cứ.

- Xem xét hoạt động giao dịch của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

Phòng giao dịch kho quỹ:

- Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Thực hiện mở và quản lý các loại tài khoản trong quan hệ giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách hàng không có tài khoản.

- Thực hiện việc giải ngân, thu vốn thu lãi trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn về số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, bảo quản sổ sách chứng từ kinh tế và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.

- Tổ chức mạng lưới kho quỹ và đảm bảo hệ thống kho quỹ trong toàn chi nhánh tuyệt đối an toàn.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kho quỹ.

Phòng thanh toán quốc tế:

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại vpbank chi nhánh cầu giấy (Trang 30 - 68)