Công tác tổ chức thẩm định DA tại SGD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực Thủy điện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch I (Trang 28 - 93)

1.4.2.1. Tổ chức công tác thẩm định:

Các hồ sơ xin vay vốn được nhận tại phòng tín dụng xem xét và chuyển sang phòng thẩm định như trong quy trình thẩm định đã nêu. Và công tác thẩm định được thực hiện tại phòng thẩm định của Sở giao dịch.

Công tác thẩm định được phân công cho các cán bộ trong phòng. Mỗi người có thế mạnh riêng nên tuỳ theo dự án thẩm định thuộc lĩnh vực nào mà có thể phân công cho thẩm định lĩnh vực đấy để phát huy thế mạnh của mình. Có thể mỗi người một dự án thẩm định, nhưng với một dự án lớn, phức tạp mà đồi hỏi chuyên sâu về nhiều lĩnh vực thì sẽ phân công hai người hoặc hơn thế nữa để đảm bảo chất lượng thẩm định. Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và đều được đào tạo từ các trường đại học nên sự phân công công việc cũng khá thuận lợi.

Bên cạnh đấy, có những biện pháp khuyến khích về tinh thần cũng như vật chất để tạo động lực cho cán bộ lam việc có hiệu quả. Đồng thời cũng có những biện pháp xử lý nghiêm minh hành vi sai trái, chậm trễ như có thể đưa ra lời khiển trách nếu nhẹ, và nếu nặng thì có thể bị đuổi việc hay phạt theo hành chính.

1.4.2.2.Quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định được thực hiện bởi hai phòng: phòng tín dụng và phòng thẩm định. Hồ sơ được nhận từ phòng tín dụng, rồi được đưa sang phòng thẩm định kiểm tra, thẩm định theo một quy trình được thể hiện bởi sơ đồ sau:

Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Đưa yêu cầu, giao

hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ

Chưa đủ điều kiện thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Chưa

Chưa đạt yêu cầu

Kiểm tra. kiểm soát Lập báo cáo thẩm định Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Lưu hồ sơ/tài liệu Đạt

Bổ sung, giải trình

Phòng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kiểm tra sơ bộ hồ sơ sau đó chuyển sang trưởng phòng thẩm định, trưởng phòng thẩm định kiểm tra hồ sơ cụ thể nếu chưa đủ điều kiện thì đưa lại cho phòng tín dụng để khách hàng có thể bổ sung. Còn nếu đã đủ điều kiện thì trưởng phòng sẽ giao cho cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định.

Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại phòng thẩm định theo các bước chính:

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn Thẩm định dự án đầu tư và KH Trưởng phòng kiểm tra, kiểm soát

Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu hồ sơ, tài liệu.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin dự án vay vốn:

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn KH hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

Các loại hồ sơ phải kiểm tra, xem xét gồm: - Giấy đề nghị vay vốn.

- Hồ sơ về khách hàng vay vốn:

+ Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. + Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh daonh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có).

- Hồ sơ về dự án vay vốn. - Hồ sơ về đảm bảo nợ vay.

Nếu hồ sơ đạt đủ yêu cầu thì sang bước tiếp theo là thẩm định dự án và khách hàng vay vốn.

Thẩm định dự án xin vay vốn và khách hàng vay vốn:

Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn.

- Các nội dung chính trong thẩm định, đánh giá khách hàng:

+ Đánh giá chung về khách hàng.

+ Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng.

+ Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của Doanh nghiệp.

+ Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng. + Thẩm định tài chính của khách hàng.

+ Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng.

- Các nội dung chính trong thẩm định dự án. + Xem xét, đánh giá tổng thể DAĐT.

+Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. +Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. +Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.

+Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. +Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Đây là bước quan trọng trong quá trình thẩm định vì là cơ sở để có chấp nhận cho vay hay không. Sau khi thẩm định xong thì lập báo cáo thẩm định và trình trưởng phòng kiểm tra lại nội dung và kết quả thẩm định.

Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát:

Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng xem xét. Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ. Nếu chưa đạt thì yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung Còn nếu đạt rồi sẽ thông

qua và đề nghị cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định.  Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu hồ sơ, tài liệu:

Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng.

Việc lưu hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm định của các dự án sau này. Các tài liệu lưu tại phòng thẩm định:

- Bản báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo. - Hồ sơ vay vốn

- Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án khác tương tự sau này.

1.4.2.3.Phương pháp thẩm định.

Việc thẩm định một dự án cụ thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng để kết quả thẩm định được chính xác và khoa học thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải sử dụng những phương pháp thẩm định cộng với những kinh nghiệm thực tiễn có được. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên trong thẩm định của phòng thẩm định là:

So sánh các chỉ tiêu:

Là phương pháp phổ biến và giản đơn bởi nội dung của phương pháp này là so sánh chỉ tiêu chính của dự án đang thẩm định với những chỉ tiêu tương tự của các dự án khác đang hoạt động. Việc so sánh này giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá được một cách trực quan nhất tính hiệu quả và hợp lý của dự án để bước đầu đánh giá được tính khả thi của dự án.

Các chỉ tiêu được đem ra so sánh:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng dự án.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, trang thiết bị so sánh với tiêu chuẩn về công nghệ Quốc gia và trên thế giới.

- Chỉ tiêu tổng hợp như tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho tài sản cố định, tài sản lưu động.

- Chỉ tiêu phát sinh của dự án. …

Thẩm định theo trình tự:

Nội dung của phương pháp này là trình tự xem xét, thẩm định dự án từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết quả của bước trước làm tiền đề cho bước sau.

- Thẩm định tổng quát: xem xét, đánh giá dự án một cách khái quát tất cả nội dung cơ bản của một dự án.

- Thẩm định chi tiết: Xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của dự án trên khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ…

Phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án. Tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án vào các nhân tố này.

Phương pháp dự báo:

- Phương pháp này sử dụng trong quá trình thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, như: mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu, khách hàng liệu có kịp thay đổi cung cấp sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường, mức độ biến động giá bán…

- Phương pháp này được sử dụng dự báo khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án như: khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đàu vào, chính sách nhập khẩu với nguyên vật liệu đầu vào có thể thay đổi như thế nào, biến động về giá mua… Cán bộ thẩm định dùng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để xem xét các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, tính khả thi của dự án.

1.4.2.4 .Nội dung thẩm định.

a1) Đánh giá chung về khách hàng.

Những nội dung cần tìm hiểu: - Lịch sử công ty.

- Những thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ thiết bị, sản phẩm. - Lịch sử về quá trình hợp tác, liên kết, giải thể.

- Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vấn đề công bằng xã hội phía sau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).

a2) Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng.

Cần tìm hiểu về những nội dung:

- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự không? - Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và có hoạt động theo luật doanh nghiệp?

- Khách hàng là doanh nghiệp hợp danh, có hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các thành viên của doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự?

- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ phương thức tổ chức, quản trị, điều hành.

- Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề có hiệu lực đến thời gian vay vốn?

- Khách hàng vay vốn là đơn vị hoạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp?

- Mẫu dấu, chữ ký.

a3)Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của Doanh nghiệp.

Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp.

Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá: - Quy mô hoạt động của Doanh nghiệp.

- Số lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. - Tuổi trung bình, mức thu nhập trung bình, thời gian làm việc.

- Chính sách tuyển dụng lao động, chính sách tăng lương.

- Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số và thiết bị, phát triển sản phẩm mới, mẫu mã, hợp tác công nghệ.

Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo.

Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá:

- Danh sách Ban lãnh đạo, tuổi, thời gian đảm nhận chức vụ.

- Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và Ban lãnh đạo.

- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập. - Uy tín của Ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp. - Đoàn kết Ban lãnh đạo trong nội bộ công ty.

- Sự thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo.

- Ban quản lý có thể ra quyết định dựa vào thông tin tài chính hay không. - Ai là người ra quyết định thực sự của công ty.

a4) Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng.

Tình hình sản xuất.

Để đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng ta xem xét trên hai nội dung: - Các điều kiện về sản xuất: xem xét, đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ thiết bị hiện đại; Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng trang thiết bị; Tỷ lệ phế phẩm; Nguyên vật liệu cung cấp đầu vào, nhà cung cấp, thay đổi về giá mua và chất lượng nguyên liệu.

- Kết quả sản xuất: Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm, thay đổi về thành phần của sản phẩm,về hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.

Bên cạnh đó còn xem xét về công suất hoạt động, hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm và các chi phí hiện tại và thay đổi như thế nào trong tương lai.

Tình hình bán hàng.

Trong nội dung thẩm định này cần thẩm định các nội dung:

- Thay đổi về doanh thu: doanh thu của các sản phẩm của từng năm, sự thay đổi doanh thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này.

- Các phương pháp và tổ chức bán hàng: tổ chức, các hoạt động bán hàng, các doanh thu từ bán hàng trực tiếp và gián tiếp, các loại hình bán hàng gián tiếp.

- Các khách hàng: đánh giá trao đổi sản phẩm đối với khách hàng chính của doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về sản phẩm và khả năng trả nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp.

- Giá bán sản phẩm: Sự thay đổi của giá sản phẩm, phương pháp đặt giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.

- Quản lý chi phí: Biến động về tổn chi phí và nhân tố ảnh hưởng. - Phương thức thanh toán: trả nhanh hay chậm.

- Số lượng đơn đặt hàng: Số lượng đặt hàng, lượng đặt hàng của các khách hàng chính của doanh nghiệp.

- Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách quản lý. - Tình hình xuất khẩu: Tỷ lệ thay đổi theo tổng doanh thu, số lượng xuất khẩu đến từng nước đối với từng sản phẩm, phương pháp xuất khẩu và những thay đổi về giá xuất khẩu.

- Các mối quan hệ đối tác kinh doanh: Các đối tác bao gồm cả trong mối quan hệ sản phẩm đầu vào, đầu ra và mối liên hệ vốn.

a5) Thẩm định tài chính của khách hàng.

Khả năng tự chủ của khách hàng:

Thẩm định khả năng tự chủ của khách hàng để có thể đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết hay không theo các yêu cầu:

- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi. Trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có khả năng trả nợ đúng thời hạn.

- Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Thẩm định tài chính khách hàng thông qua các chỉ tiêu:

Lượng hoá thành các con số sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn còn gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, cho thấy mức độ ổn định, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực Thủy điện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch I (Trang 28 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w