- Tính tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa theo công thức:
Tổng thức ăn cho lợn nái + lợn con (kg) Tiêu tốn thức ăn (kg) =
Tổng khối lượng cai sữa (kg)
Được nuôi dưỡng theo quy trình, khẩu phần ăn cho các loại lợn theo hướng dẫn của Viện chăn nuôi.
* Nguyên tắc bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi.
Bằng phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng…
Cân định kỳ theo thí nghiệm (hàng tháng), cân lợn vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, dùng cân với độ chính xác 0,1 kg, cân lần lượt từng con.
3.6. Các phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học, trên máy vi tính với chương trình Excel 2003 và phần mềm MINITAB 16.
Phần IV
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. Năng suất sinh sản lợn nái Landrace và Yorkshire
Trong chăn nuôi lợn nái chỉ tiêu sinh sản có ý nghĩa hết sức quan trọng vì khả năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được các nhà nghiên cứu hết sức chú ý các chỉ tiêu sinh sản đó đã được chúng tôi tiến hành theo dõi.
- Tuổi đẻ lứa đầu
Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp, h2 = 3,27 và phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị. Nếu phối sớm thì sinh lý, sinh dục, thể vóc chưa hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái sau này. Nếu đưa vào khai thác muộn quá sẽ làm tăng phí vòng đời khai thác, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tuổi động dục lần đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire là từ 5 - 7 tháng tuổi và khối lượng đạt khoảng 92 - 98 kg. Khi lợn động dục lần đầu ta không nên phối giống ngay mà tốt nhất bỏ qua 1 - 2 chu kỳ đầu vì động dục lần đầu mà phối giống này sẽ dẫn đến tỉ lệ thụ thai thấp do trứng rụng ít, thể vóc sinh lý chưa hoàn thiện. Theo ý kiến của nhỉều chuyên gia thì tuổi đẻ lứa đầu tốt nhất của lợn nái hậu bị là khoảng 12 tháng tuổi.
Nhìn vào bảng năng suất sinh sản của hai giống lợn Landrace vàYorkshire có thể thấy rằng qua hệ số trung bình của hai giống lợn này là sấp xỉ tương đương nhau, hệ số biến động qua vài chỉ tiêu có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất sinh sản của hai giống này có khả năng mang lại năng suất cao trong chăn nuôi, phục vụ được nhu cầu thực phẩm cho nước ta.
Bảng 4.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Chỉ tiêu Landrace Yorkshire n X ± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%)
Tuổi đẻ lứa đầu
(ngày) 30 313.77 ± 2.94 3.98 30 314.67 ± 2.17 5.14 Khoảng cách lứa đẻ
(ngày) 118 153.04 ± 1.18 3.87 118 151.18 ± 1.09 2.8 Số con đẻ ra/ổ (con) 120 10.82 ± 0.26 0.64 120 10.5± 0.28 0.6 Số con sơ sinh
sống/ổ (con) 118 10.78 ± 0.35 12.1 115 10.45± 0.36 12.7 Khối lượng sơ
sinh/ổ (kg) 120 14.34 ± 0.47 12.34 120 14.42 ± 0.34 8.76 Khối lượng sơ sinh
con/ổ (kg) 120 1.33 ± 0.034 0.65 120 1.38 ± 0.02 0.94 Số con để nuôi/ổ
(con) 120 10.75 ± 0.38 0.66 120 10.41 ± 0.34 0.73 Số con cai sữa/ổ
(con) 105 10.59± 0.36 0.68 114 10.37± 0.27 0.89 Tỷ lệ nuôi sống (%) 95 98.53 ± 0.86 2.97 95 98.27 ± 0.88 2.9 Khối lượng cai
sữa/ổ (con) 95 58.72 ± 0.21 14.12 95 57.86 ± 0.21 14.14 Khối lượng cai sữa
(con/kg) 95 5.55 ± 0.15 9.39 95 5.58 ± 0.15 9.86 Tuổi cai sữa/ngày 95 21.85 ± 0.19 3.61 95 21.81± 0.18 3.71 Thời gian phối
giống có chửa (ngày)
30 9.96± 0.128 1.77 30 9.98 ± 0.107 2.11
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản, khoảng cách giữa lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/năm có lợi cho sản xuất. Khoảng cách lứa đẻ được tính bằng thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian phối giống có chửa.
Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai gần như không đổi còn thời gian nuôi con và thời gian phối giống có thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Muốn vậy ta phải cai sữa lợn sớm và chăm sóc lợn mẹ tốt để sau đó lợn mẹ nhanh chóng động dục trở lại. Như vậy không có nghĩa là cai sữa quá sớm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ lợn con.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy khoảng cách lứa đẻ Landrace và Yorkshire là 153,04 và 151,18 ngày sự sai khác này là không đáng kể.
Kết quả trên so với kết quả của một số báo cáo khác có phần thấp hơn nhưng vẫn phù hợp với quá trình sinh lí của lợn nái cụ thể là: Theo Đặng Vũ Binh (1995) thì khoảng cách giữa 2 lứa đẻ Landrace và Yorkshire là; ±168,39 và 179,04 ngày, Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1997) đạt 170,6 ngày ở Landrace và 166,7 ngày Yorkshire; Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) thì Landrace và Yorkshire là 169,93 và 171,31 ngày. Như vậy sự sai khác này có thể là do giống và kỹ thuật chăn nuôi. Ở các cơ sở khác nhau là khác nhau.
- Số con đẻ ra/ổ
Đây là chỉ tiêu đánh giá số trứng được thụ tinh và phát triển thành hợp tử nó phụ thuộc vào giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian mang thai, kỹ thuật thụ tinh của giống.
Số con đẻ ra/ổ bao gồm: Số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sơ sinh là số con chết lưu. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền h2 = 0,1 - 0,15.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy số con đẻ ra/ổ của Landrace và Yorkshire là 10,82 và 10,5 con/ổ. Số con đẻ ra của Landrace cao hơn hơn của Yorkshire những sự sai khác ngày không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả chúng tôi thu được tương đương với kết quả của nhiều tác giả đã nghiên cứu cụ thể là Theo Phạm Xuân Hảo và cộng tác viên (2001) thì số con đẻ ra/ổ của Landrace và Yorkshire là 10,05 và 9,6 con/ổ ; Nguyễn Văn Nhiệm và cộng tác viên (2002) thì của Landrace và Yorkshire là 11,41 và 10,54 con/ổ. Kết quả này cũng phản ánh được kỹ thuật chăn nuôi và giống ở từng cơ sở chăn nuôi khác nhau là khác nhau.
- Số con đẻ ra còn sống/ ổ
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nói lên sức sống của thai kỹ thuật chăm sóc nái mang thai, công tác phòng bệnh và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái có chửa, số con đẻ ra còn sống ảnh hưởng đến số con để nuôi. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp h2 = 0,09.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy số con đẻ ra còn sống/ ổ Landrace và Yorkshire 10.78 và 10,45 con/ổ. Như vậy số con đẻ ra còn sống/ổ của Landrace cao hơn của Yorkshire nhưng sự sai khác này là không đáng kể không có ý nghĩa thống kê. (P> 0,05).
Kết quả này là cao hơn so với nghiên cứu của nhiều tác giả như Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) cho biết số con sơ sinh sống trên ổ của Landrace và Yorkshire là 9,98 và 10,29 con/ ổ: Đặng Vũ Bình (1998) với giá trị tương ứng là 9,77 và 9,86 con/ổ Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1997) là 9,94 và 10,02; và Kel và Camenon (1995) với giá trị ở Yorkshire là 10,3 con/ổ.
-Khối lượng sơ sinh / ổ
Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi lợn con đẻ ra và cắt rốn lau khô và chưa cho con bú sữa đầu.
Khối lượng sơ sinh /ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, trình độ kỹ thuật chăn nuôi, quản lí, chăm sóc và phòng bệnh của lợn nái mang thai của các cơ sở chăn nuôi. Như chủ yếu phụ thuộc vào thành tích của lợn nái vì nói có hệ số di truyền cao h2 = 0,2. Khi Khối lượng sơ sinh cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển sau này.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy lượng sơ sinh toàn ổ của Landrace và Yorkshire là 14.34 và 14.42kg/ổ. Sự sai khác này là nhỏ và không có y nghĩa thống kê (p> 0,05). Kết quả này cao hơn so với thông báo của Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) với giá trị tương ứng ở Landrace và Yorkshire là 13,32 và 13,14kg/ổ Phùng Thị Vân và cộng tác viên năm (1997) 13,53 và 13,09 kg/ ổ, Đoàn Xuân Trúc và cộng tác viên (2000) và 12,61 và 112,1 kg/ổ 12,9kg/ổ. Kết
quả thu được thấp hơn có thể là do giống, kỹ thuật chăn nuôi, quản lí phòng bệnh của xí nghiệp chưa chặt chẽ chu đáo.
- Khối lượng sơ sinh/ con
Cũng như chỉ tiêu số sơ sinh/ổ chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu và phần chất giống của lợn mẹ vì có hệ số di chuyền h2 = 0,2 đối với lợn nái ngoại thì Khối lượng sơ sinh /con luôn cao hơn so với lợn nội. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh toàn ổ, số con đẻ ra /ổ, kỹ thuật chăm sóc nái mang thai đặc biệt là thời gian chửa kỳ 2.
Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy Khối lượng sơ sinh/con của Landrace và Yorkshire là 1,33 và 1,38 kg/con Khối lượng sơ sinh/con của Landrace cao hơn Yorkshire. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05)
- Kết quả này có phần cao hơn so với thông báo của một số tác giả như Đinh Hồng Luận và cộng tác viên (1979) với Khối lượng sơ sinh/ con của Landrace và Yorkshire là 1,35 và 1,31 kg/con Nguyễn Thiện và cộng tác viên (1992) là 1,42 và 1,29 kg/con. Sự khác biệt này là không đáng kể.
- Số con để nuôi/ ổ
Số con để nuôi/ổ phụ thuộc vào số con để nuôi còn sống, độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh và phụ thuộc và khả năng nuôi con, tiết sữa của lợn mẹ cũng như trình độ chăn nuôi của cơ sở.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy số con để nuôi /ổ của Landrace và Yorkshire là 10,75 và 10,41 con/ổ, số con để nuôi /ổ Yorkshire thấp hơn Landrace. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Kết quả chúng tôi thu được cao hơn của nhiều tác giả đã công bố như Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) thì số con để nuôi/ổ của Landrace và Yorkshire là 9,72 và 9,70 con/ổ Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1997) là 9,35 và 9,73 con/ổ.
- Số con cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng và cùng với chỉ tiêu cai sữa/con sẽ giúp cho việc đánh giá năng suất sinh sản và hiệu quả kinh tế của lợn nái sau mỗi lứa đẻ.
Số con cai sữa/ổ nói lên khả năng nuôi con, khả năng tiết sữa và trình độ chăn nuôi của từng cơ sở. Số con cai sữa phụ tuộc vào giống và số con đẻ ra còn sống độ đồng đều của số lượng sơ sinh /con, mùa vụ, thời tiết và khả năng chăm sóc của lợn mẹ.
Từ kết quả bảng 4.1 cho ta thấy số con cai sữa của Landrace là 10,59 con/ổ và Yorkshire là 10,37con/ổ. Số con cai sữa của Landrace cao hơn Yorkshire. Tuy nhiêu sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Ở các tài liệu kham khảo trong nước cho thấy khối lượng cai sữa /ổ là khác nhau tuỳ thuộc và thời gian cai sữa. Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001) khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi là Landrace và Yorkshire lần lượt là 44,2 và 44,04 kg/ổ. Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1997) thì khối lượng cai sữa/ổ ở Landrace và Yorkshire là 41,7 và 41,7kg/ổ qua theo dõi này chứng tỏ khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái tại trại là cao. Điều đó phản ánh chất lượng của giống và điều kiện nuôi dưỡng tốt của trại.
- Tỷ lệ nuôi sống
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sức sống của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ. Khả năng nuôi con của lợn mẹ, trình độ chăm sóc quản lí của từng cơ sở và đặc biệt đánh giá tỷ lệ hao hụt của lợn con trong giai đoạn cai sữa, tỷ lệ cai sữa có hệ số di truyền thấp h2 = 0,05.
Từ bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nuôi sống cuả Landrace và Yorkshire lần lợt là 98,53 và 98,27. Tỷ lệ nuôi sống của 2 giống là tương đương nhau không có nghĩa thống kê (P> 0,05)
Kết quả chúng tôi thu được có phần cao hơn các kết quả đã công bố của Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) với tỷ lệ nuôi sống của Landrace và Yorkshire lần lượt là 90,62% và 90,03%: Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1997) là 92,97% và 93,77% và Nguyễn Khắc Tích (1995) là 89,56% và 82,89% Như vậy để nâng cao tỷ lệ nuôi sống ta phải làm tốt công tác giống quản lí chăm sóc tốt hơn lợn trong thời gian mang thai và nuôi con. Điều chỉnh sự đồng đều giữa các con trong ổ để nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng cách ghép giữa các ổ
với nhau, tránh sự chênh lệch lớn.
- Khối lượng cai sữa trên toàn ổ
Khối lượng cai sữa/ổ liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh và số con cai sữa/ổ. Đây là chỉ tiêu cuối cũng đánh giá năng suất sinh sản của con nái, nó là nền tảng, là điểm xuất phát cho sự tăng trọng sau này. Chỉ tiêu này nói lên khả năng nuôi con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc lợn con của lợn mẹ. Trong thời gian theo mẹ, nếu lợn con không được chăm sóc tốtcho lợn con tập ăn không đúng.Khối lượng cai sữa trong bảng 4.1 của giống lợn Landrace là 58,72 và của Yorkshire là 57,86.
- Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/con là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển sau này chỉ tiêu này phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, độ đồng đều của đàn lúc cai sữa, số con cai sữa/ổ cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi duỡng lợn nái nuôi con.
Qua bảng 4.1 cho thấy Khối lượng cai sữa/con của Landrace và Yorkshire lúc 21 này tuổi lần lượt là 5.55 và 5.58 kg có sự sai khác nhỏ nhưng không có ý ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả thu được có phần cao hơn thông báo một số tác giả cân tại thời điểm 21 ngày tuổi cụ thể là theo Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên năm (2001) Khối lượng cai sữa/con của Landrace và Yorkshire lần lượt là 4,88kg/con và 4,63kg/con Đặng Vũ Bình (1997) ở Landrace và Yorkshire giá trị tương ứng là 4.61 kg/con và 4,5 kg/con. Để tăng khối lượng cai sữa/con ta có thể điều chỉnh số con để nuôi/ổ độ đồng đều trong đổ chăm sóc quản lí tốt hơn khẩu phần ăn hợp lí và tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Tuổi cai sữa
Tuy thuộc vào điều kiện và kỹ thuật chăn nuôi của từng cơ sở mà tuổi cai sữa sớm hay muộn với tình hình chăn nuôi như hiện nay thì đa phần các cơ sở chăn nuôi cai sữa lợn con vào khoảng 19 - 22 ngày tuổi.
dục sau cai sữa do vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái/năm.
Xu hướng hiện nay của người chăn nuôi là việc rút ngắn thời gian cai sữa để làm tăng số lượng lứa đẻ/nái/năm đó cũng là một vấn đề đang được quan tâm và ứng dụng ở các cơ sở chăn nuôi giống lợn ngoại điều đó còn phụ thuộc và điều kiện chăn nuôi điều kiện cớ ở vật chất kỹ thuật ...của từng cơ sở. Ở Việt Nam có nhiều cơ sở chăn nuôi đang áp dụng cai sữa lợn con ở thời điểm 21 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi có khi còn cai sữa trên 30 ngày tuổi. Tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản..
- Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa
Thời gian phối giống có chửa sau sai sữa là 2 yếu tố có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ hay tăng số lứa đẻ/năm.