Các giải pháp về khuyến khích tinh thần cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên ở chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ (Trang 39 - 42)

- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn được chi nhánh chú trọng và

2.2.Các giải pháp về khuyến khích tinh thần cho nhân viên.

2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại chi nhánh.

2.2.Các giải pháp về khuyến khích tinh thần cho nhân viên.

2.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc.

Công tác phân tích công việc là cơ sở để đánh giá thực hiện công việc của người lao động, làm căn cứ để trả lương cho người lao động sau này. Tuy nhiên công tác tiến hành phân tích công việc tại chi nhánh còn mang tính chất chung chưa có sự rõ ràng giữa các nhân viên với nhau, công tác phân tích công viẹc còpn phụ thuộc rất nhiều vao ý kiến chủ quan của người quản lý trực trực tiếp.

Để tiến hành công tác phân tích công việc phải có sự tham gia của phòng tổ chức lao động tiền lương và một số người am hiểu về công tác phân tích công việc

Bản phân tích công việc chi nhánh phải đưa ra được phải đưa ra được các nội dung sau:

- Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các mối quan hệ chủ yếu cần thực hiện công việc

- Thông tin về các điều kiện việc làm

- Thông tin về các yêu cầu đòi hỏi của công việc đối với nhân viên thực hiện công việc như khả năng và kỹ năng cần phải có,các kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm cần phải có.

Cuối cùng kết quả phân tích công việc phải đưa ra ba bản sau

• Bản mô tả công việc: gồm các thông tin về công việc như: xác định tên công việc, xác định các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc và các điều kiện về việc làm (điều kiện về môi trường, an toàn lao động, cac phương tiện để phục vụ đi lại…) • Bản yêu cầu công việc đối với nhân viên: Yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, các kỹ năng kinh nghiệm và các đặc điểm cá nhân khác như giới tính độ tuổi và sức khỏe…mà công việc đòi hỏi.

• Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc:liệt kê tất cá các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được giao, được qui định trong bản mô tả công việc.

2.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển.

Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo chi nhánh nên thực hiện các biện pháp sau:

- Cần có các biện pháp đảm bảo đầy đủ kế hoạch đã định

- Các lớp đào tạo cân chú trọng kịp thời những kiến thức mới, thiết thực để phù hợp với xu thế hội nhập

- Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy năng lực tinh thần sáng tạo trong đội ngũ cán bộ nhân viên

- Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên kiêm chức tại chi nhánh. Duy trì thường xuyên các mối liên kết với các trường đại học, các bộ ngành có liên quan để sẵn sàng mời các giảng viên tham gia đứng lớp

- Phối hợp tốt giữa các phòng, tổ nghiệp vụ để tổ chức tốt và thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo

- Có các chính sách đãi ngộ, ưu đãi, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ tự học thêm ngoài giờ

- Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp đào tạo do trung tâm đào tạo ngân hàng tổ chức

- Đối với các đào tạo sau đại học cần ưu tiên đội ngũ trong diện quy hoạch, cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, khuyến khích cán bộ viên chức tự tham gia đào tạo đại học và sau đại học cũng như các lớp nâng cao kiến thức khác( ngoại ngữ, tin học, luật, ngân hàng…)

2.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc.

Trong quá trình đánh giá thực hiện công chi nhánh cần chú ý: - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh gía rõ ràng, cụ thể.

- Cung cấp thông tin kịp thời về kết quả đánh giá cho cán bộ công nhân viên, việc đánh giá phải được thực hiện hàng tuần, cuối tháng tổng hợp lại trên cơ sở đó trả lương cho nhân viên.

- Đánh giá thực hiện công việc phải trên cơ sở quá trình phân tích công việc. - Ban lãnh đạo chi nhánh phải làm cho cán bộ nhân viên tin tưởng vào sự công bằng trong đánh giá. Đánh giá dân chủ, công khai, tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong quá trình đánh giá

- Để công tác đánh giá đạt hiệu quả cao ban lãnh đạo chi nhánh phải áp dụng chính sách thưởng phạt phân minh. Việc những nhân viên có nhiều đóng góp lớn đối với chi nhánh nhưng lại không được ghi nhận hoặc phần thưởng mà họ nhận được không tương xứng thì dẫn tới việc mất động lực trong lao động, vì vậy cần đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên một cách công bằng và chính xác tạo ra niềm tin cho họ đối với những gì mà họ đã thực hiện được.

2.2.4 Bố trí và sắp xếp công việc.

Bố trí và sắp xếp công việc là cơ sở để nhân viên làm việc có hiệu quả và nó giúp chi nhánh sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Để tiến hành bố trí và sắp xếp công việc có hiệu quả chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí cán bộ nhân viên phải dựa trên căn cứ phân tích, xem xét, đánh giá năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên.

- Các nhân viên khi được tuyển dụng vào chi nhánh phải được đào tạo lại một khóa ngắn hạn để giúp họ làm quen với công việc.

Trong quá trình sử dụng lao động nếu chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc thì chi nhánh nên có các biện pháp phù hợp để điều chỉnh, tạo điều kiện để nhân viêc có thể học tập các lớp đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc. Chi nhánh có thể sắp xếp các công việc khác tương xứng phù hợp với người lao động hơn.

Việc bố trí và sắp xếp công việc trên cơ sở khoa học, chính xác và rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên thấy được yêu cầu công việc và giúp họ hoàn thành tốt công việc, hiệu quả hơn, phát huy được khả năng và sở trường của các nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên ở chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ (Trang 39 - 42)