Công tác cốt thép

Một phần của tài liệu lập phương án kỹ thuật thi công khung nhà theo phương pháp đổ bê tông toàn khối (Trang 29 - 31)

-Các công đoạn gia công cốt thép bao gồm + Đánh gỉ

+Nắn thẳng

+Cắt và uốn cốt thép theo đúng hình dạng kích thước thiết kế

-Để đảm bảo chiều dài của cốt thép và tận dụng các thanh thép thừa cần phải nối thép. Với những thanh thép có đường kính nhỏ  ≤ mm, sử dụng mối nối buộc. Buộc bằng dây thép mềm đường kính 1mm. Trường hợp khi nối buộc phải uốn mỏ, và chiều dài đoạn nối = (30 45)d. Trường hợp thanh thép có đường kính > φ22, để tiết kiệm và nâng cao chất lượng công trình và rút ngắn thời gian thi công ta dùng phương pháp hàn nối. Khi nối hàn thì đầu thanh thép không cần uốn mỏ và chiều dài đoạn nối là (20 30)d.

-Lớp bê tông có chiều dày bảo vệ phải đảm bảo chiều dày từ 2-3cm, lớp bê tông bảo vệ được đảm bảo bằng các con kê bằng bê tông hoặc bằng nhựa.

-Đối với những cấu kiện thép cần uốn ta dùng vam hoặc thớt uốn. Trường hợp thanh thép có đường kính < φ12 uốn bằng tay, với φ14 trở lên ta dùng thớt uốn.

-Với cốt thép cột sử dụng biện pháp lắp đặt từng thanh

-Với cốt thép dầm: sau khi làm vệ sinh, cắt uốn cốt thép định hình ta hàn (buộc) thành khung rồi đặt vào vị trí sau khi đặt ván đáy sau đó mới ghép ván thành.

-Với cốt thép sàn: sau khi ghép cốp pha, đặt cốt thép buộc thành lưới theo đugns khoảng cách thiết kế, Sau khi đặt xong cốt thép cần phải kiểm tra kích thước cốt thép, khoảng cách giữa các lưới cốt thép, những chỗ giao nhau đã được nối buộc hay hàn chưa. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ sai số không được vượt quá quy định.

-Khoảng cách, vị trí, số lượng các miếng kê. Kiểm tra độ vững chắc ổn định của khung cốt thép, đảm bảo không bị đổ, bị biến dạng khi đổ bê tông.

4. Công tác bê tông

-Cần phải tuân thủ quy trình, quy phạm chất lượng vật liệu, thành phần cấp phối đảm bảo đúng thiết kế, đúng tỷ lệ X:C:Đ:N.

-Vận chuyển lên cao bằng cần trục. Vận chuyển ngang bằng xe cải tiến. Bê tông vận chuyển đến nơi phải đổ ngay, phải đổ liên tục, đổ đến đâu, đầm đến đó, đổ từ xa về gần.

-Khi đổ bê tông phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không vượt quá 2,5m. Nếu để chiều cao quá lớn sẽ gây ra hiện tượng phân tầng cho vữa bê tông.

+ Khi đổ bê tông các kết cấu phải đổ từ trên xuốn

+Khi đổ bê tông phải đổ từ xa về gần, từ trong ra ngoài so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông. + Khi đổ bê tông các khối lớn, các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp. -Đầm bê tông

+ Quá trình đầm cần phải đúng quy cách, đầm đến khi bề mặt nổi váng xi măng thì đổi vị tri, không đầm quá nhiều dễ gây phân tầng. Với các kết cấu mỏng (chiều dày<20cm) ta dùng đầm bàn, còn >20cm ta dùng đầm dùi. Trường hợp với cột ta có thể đầm bằng phương pháp thủ công. +Khoảng cách đặt đầm dùi là 1,5R (R- bán kính tác dụng của đầm), mũi đầm phải đặt vào lớp bê tông trước từ 5-10cm để liên kết hai lớp với nhau.

+Khi chuyển đầm dùi không được tắt động cơ và phải rút lên từ từ để tránh để lại lỗ hổng trong bê tông. Khi đầm tránh làm sai lệch cốt thép làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu.

 Bảo dưỡng bê tông

+ Để đảm bảo cho bê tông có điều kiện đông cứng thích hợp, làm cho cường độ bê tông tăng lên ta phải dưỡng hộ bê tông

Một phần của tài liệu lập phương án kỹ thuật thi công khung nhà theo phương pháp đổ bê tông toàn khối (Trang 29 - 31)