Công tác ván khuôn

Một phần của tài liệu lập phương án kỹ thuật thi công khung nhà theo phương pháp đổ bê tông toàn khối (Trang 28 - 29)

* Các yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn

- Vai trò của ván khuôn là tạo hình cho kết cấu nên ván khuôn phải được chế tạo đúng với kích thước

cấu kiện, bề mặt phải nhẵn để hình dạng kết cấu không bị xấu và kém chất lượng.

- Ván khuôn cần bảo vệ được kết cấu ván khuôn phải đảm bảo độ kín khít để không làm chảy mất nước

xi măng ra ngoài, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của thời tiết lên bê tông mới đổ. - Ván khuôn phải đảm bảo độ bền, cứng, ổn định, không cong vênh.

- Ván khuôn phải gọn, nhẹ thuận tiện trong tháo, lắp.

- Ván khuôn phải sử dụng được nhiều lần (gỗ 5-7 lần, kim loại: 50-200 lần).

-Ván khuôn dùng xong phải được cạo, tẩy sạch sẽ, bôi dầu mỡ và cất vào nơi khô ráo. a. Lắp ván khuôn cột

-Chiều cao cột là 3,6m> 2,5m nên cần đặt thêm một cửa đổ bê tông ở khoảng giữa để tránh bê tông bị phân tầng. Ở một tấm ván khuôn cột phía có bề rộng lớn hơn, ta đặt 1 cửa đổ bê tông và một cửa vệ sinh. Nó được bịt kín trước khi đổ bê tông.

- Trước khi lắp ván khuôn cột, ta cần xác định chính xác tim cột bằng cách đánh dấu các trục dọc, ngang trên sàn hoặc móng. Tiến hành ghép ván khuôn cột theo kích thước đã định .

-Xác định lại tim cột và điều chỉnh độ thẳng đứng của ván khuôn bằng quả rọi hay bằng máy trắc đạt. -Lắp dựng dây giằng, chống xiên, tăng đơ, văng chân, gông.

b. Lắp ván khuôn dầm

-Dùng máy trắc đạt, thước thép xác định vị trí dầm chính, dầm phụ.

-Dầm chính được lắp dựng trước dầm phụ. Mặt bên của các tấm thành thừa chừa sẵn các cửa để đón dầm phụ.

-Ván khuôn đáy dầm lắp trước (Ván khuôn đáy dầm nằm lọt trong ván thành vì nếu ván đáy võng thì dầm vẫn kín): hai đầu tấm ván được kê tạm lên khung gia cường tại cột hay dầm chính. Sau đó đưa các cột chống ở giữa vào để đỡ ván khuôn đáy. Căn chỉnh ván khuôn đáy cho đúng cao trình, vị trí thiết kế. -Lắp tiếp các ván khuôn thành dầm (sau khi đã lắp dựng cốt thép dầm). Sau khi đã đặt ván khuôn thành dầm vào vị trí, căn chỉnh vị trí rồi dùng các thanh văng, thanh chống xiên, thanh giữ chân để cố định các tấm ván khuôn thành dầm. Yêu cầu ván khuôn thành dầm phải vuông góc ván ván khuôn đáy dầm. Ván thành không được đóng đinh vào ván đáy, để đảm bảo tháo dỡ ván thành dễ dàng, thuận tiện.

-Khi ván khuôn có chiều cao lớn, có thể bổ xung thêm giằng (bằng thép dây, bulông…) để liên kết hai thành ván khuôn dầm.Tại vị trí giằng cần có các thanh cữ tạm thời ở trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván khuôn dầm. Nếu các thanh cữ bằng gỗ thì lấy dần ra trong quá trình đổ bê tông, còn các thanh cữ bằng thép thì để lại luôn.

c. Ván khuôn sàn

-Đặt xà gồ và cột chống vào đúng vị trí thiết kế, sau đó mới đặt ván khuôn sàn. Ván khuôn sàn được đặt lên ván khuôn thành dầm. Xung quanh chu vi ván khuôn sàn là các ván diềm ngăn cách giữa ván khuôn sàn với ván khuôn dầm, tác dụng để dễ điều chỉnh kích thước hệ ván khuôn sàn và thuận tiện khi tháo dỡ hệ ván khuôn sàn.

Một phần của tài liệu lập phương án kỹ thuật thi công khung nhà theo phương pháp đổ bê tông toàn khối (Trang 28 - 29)