Lịch sử hình thành công ty CP Xây dựng thị

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng đô thị (Trang 45 - 70)

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị - Mã số thuế: 0600291015

- Trụ sở chính: Số 89 Quang Trung, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định 2.1.1.2. Lịch sử phát triển công ty qua các thời kỳ

Công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị tiền thân là bộ phận xây dựng thuộc công ty công trình Đô thị Nam Định. Công ty được chuyển đổi theo quyết định số

1640/2001/QĐ–UB ngày 10 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Công ty CP Xây dựng Đô thị hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty Cổ phần số 07.03.000010 đăng ký lần đầu ngày 20 tháng 01 năm 2001, thay đổi lần thứ bảy (7) ngày 27 tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Công ty có các đơn vị trực thuộc là Nhà máy Bê tông Tân Phú (sản xuất ống cống, bê tông thương phẩm) và 14 Đội sản xuất và chi nhánh Tiến Dũng (hoạt động theo hình thức nhận khoán của công ty).

- Thời gian hoạt động của công ty là 12 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

+ Vốn điều lệ khi thành lập công ty: 7.150 Tr.đ + Mã số thuế: 0600291015

+ Tổng số cán bộ và công nhân viên: 62 người 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, thi công cấp thoát nước - Xây dựng, phục chế, trùng tu tôn tạo, sửa chữa các công trình văn hóa

- Trang trí nội ngoại thất; Xây lắp đường dây và trạm biến áp 110KV và 220KV - Lắp đặt điện chiếu sáng, điện dân dụng, công viên cây xanh

- Đầu tư các công trình hạ tầng và kinh doanh bất động sản - Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch

- Tư vấn về kỹ thuật xây dựng và trang trí nội, ngoại thất - Xây dựng, lắp đặt công trình bưu chính viễn thông

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình: Dân dụng và công nghiệp,

giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật

- Mua bán vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng

- San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình xây dựng

- Sản xuất bê tông thương phẩm và gia công cấu kiện bê tông đúc sẵn

- Nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ kỹ thuật về nuôi trồng thủy hải sản, hoa, cây

cảnh

- Sản xuất, sửa chữa, gia công sản phẩm cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền - Kinh doanh, chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty CP Xây dựng Đô thị

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Xây Dựng Đô thị

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT PGĐ HÀNH CHÍNH Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế Kỹ Vật tư Kế Tổ Tiêu hoạch thuật toán chức thụ An Hành toàn chính

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHÀ MÁY BÊ 14 ĐỘI SẢN CHI NHÁNH TÔNG TÂN PHÚ XUẤT TIẾN DŨNG (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất bao quát toàn bộ mọi hoạt động của công ty.

- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền quyết định cao nhất về tất cả các hoạt động quản lý và điều hành toàn diện của công ty theo các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và quyết định của Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

34

- Các Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc trong nghiệp vụ chuyên môn tiêu thụ, kế hoạch, vật tư, có quyền hạn quản lý và điều hành các công việc chuyên môn sản xuất theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc.

- Phòng Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý tài

chính, hạch toán kinh tế toàn công ty. Tổ chức và triển khai pháp lệnh kế toán thống kê, quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ.. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Lập và quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động của CBCNV công ty. Tuyển dụng lao động có chất lượng đáp ứng với yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Lập kế hoạch và tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho CBCNV, tổ chức nâng bậc, nâng lương hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Tiêu thụ: Với nhiệm vụ chính là liên hệ giữa các đối tác, tìm kiếm thị trường, tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và thực hiện đôn đốc việc thanh toán các hợp đồng đã ký kết.

- Phòng Kế hoạch: Thường xuyên theo dõi nắm vững pháp luật, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về xuất nhập khẩu, để tiến hành mua vật tư và xuất các sản phẩm đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, phòng còn nắm vững kế hoạch và khả năng sản xuất của công ty, tình hình giá cả, nhu cầu và biến động của thị trường để tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất quý, tháng đảm bảo đồng bộ, đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.

- Phòng Vật tư: Là phòng chuyên phụ trách về việc cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất khai thác nguyên liệu đảm bảo các yêu cầu tối thiểu dự trữ vật tư. - Phòng Kỹ thuật – An toàn: Là phòng có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thiết kế,

chế tạo, sửa chữa bản vẽ và kiểm tra chất lượng công trình trước khi giao cho đối tác. Thực hiện công tác quản lý danh mục khuôn toàn công ty và quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- Nhà máy bê tông Tân Phú: Nhà máy là đơn vị trực thuộc công ty chịu trách nhiệm sản xuất ống cống, bê tông thương phẩm.

- 14 đội sản xuất: Là đơn vị chuyên thi công công trình, dự án của công ty. - Chi nhánh Tiến Dũng: Là đơn vị chuyên nhận khoán của công ty.

2.1.3. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng Đô thị Để hiểu được việc sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả hay không

trước tiên ta cần biết thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty CP Xây dựng Đô thị qua phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh.

35

Bảng Error! No text of specified style in document. 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh Đơn vị tính: Tr.đ Chênh lệch 2011 – 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tƣơng đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tuyệt đối % % (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)= (6)/(2)

113.158 107.074 98.073 (6.085) (5,38) (9.000) (8,41) Tổng chi phí 112.743 106.730 97.490 (6.014) (5,33) (9.240) (8,66)

Lợi nhuận sau thuế 633 252 28 (381) (60,14) (224) (88,93) (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhận xét:

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 ta thấy được sự biến đổi của doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế.

Doanh thu thuần: Qua các năm doanh thu thuần của công ty giảm dần. Năm

2011, giảm 5,38% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu giảm mạnh hơn với tỷ trọng tương đối là 8,41% so với năm trước. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới. Đặc biệt, ngành bất động sản xây dựng thực sự gặp nhiều khó khăn vào năm 2011. Cùng theo đó, Nhà nước thắt chặt chi tiêu công theo Nghị quyết 11/NQ – CP của Chính phủ dẫn đến các dự án công trình bị ngừng trệ dẫn đến hàng loạt. Ví dụ như một số công trình đã ký năm 2010 công ty đã ký hợp đồng được với các chủ đầu tư với tổng giá trị xây lắp là 41.320 Tr.đ bao gồm 6 dự án ký thêm. Năm 2011, công ty ký kết thêm 6 hợp đồng với tổng giá trị xây lắp là 71.843 Tr.đ. Sang năm 2012, công ty đã có thêm nhiều hợp đồng với tổng 49.155 Tr.đ. Tuy nhiên, do thiếu vốn công ty vẫn chưa thi công dự án nên các dự án đã ký hợp đồng từ năm 2010 – 2012 bị dừng hoặc chưa tiến hành khởi công. Cụ thể: Năm 2010, dự án Trường CĐTDTT Thanh Hóa với tổng mức đầu tư là 5.663 Tr.đ, công trình mới được nghiệm thu 2/3 khối lượng nhưng do thiếu vốn nên tạm dừng đợi ngày hoàn thành. Dự án BQLDA đập Đá Mài – Quảng Trị với tổng giá trị là 14.250 Tr.đ cũng tương tự như vậy vì thiếu vốn nên công trình tạm dừng thi công. Đến năm 2011, dự án UBND huyện Anh Sơn – Đường Tả Ngạn Sông Lam với 48.142 Tr.đ, BQLDA huyện Thạch Thành phân lũ, chậm lũ với 5.678 Tr.đ, UBND huyện Anh Sơn – kè chống sạt lở Sông Lam với 6.560 Tr.đ cả 3 công trình đều thi công dang dở thì bị dừng thi công công trình. Tại năm 2012, dự án công ty SXKT Ninh Bình với 1.040 Tr.đ, Chi cục đê điều Thái Bình 13.551 Tr.đ, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình là 12.678 Tr.đ đang đi vào giai đoạn bắt đầu thi công công trình. Công ty trong ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, công ty đã chưa có nhiều chính sách như ưu đãi

để khuyến khích khách hàng và nhà đầu tư cho các dự án của mình. Trước tình hình kinh tế suy thoái công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất làm mất đi khách hàng truyền thống công ty không còn ký kết các dự án nằm sâu trong các tỉnh miền Trung nữa do 36

vị trí địa lý, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn nên chi phí tăng cao, tạo lợi nhuận thấp dẫn đến tổng doanh thu giảm. Vì vậy, công ty không thể chờ đợi sự khởi sắc của nền kinh tế mà công ty nên có những chiến lược độc đáo trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng chi phí: Ba năm trở lại đây, chi phí của công ty cũng giảm dần. Năm 2011,

tổng chi phí giảm với lượng tương đối là 5,33% so với năm 2010. Năm 2012, chi phí giảm lên đến 8,66% so với năm trước. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự giảm đáng kể của giá vốn hàng bán. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản đóng băng nên thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng trở nên ảm đạm, giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của công ty bị thu hẹp không ký kết thêm được nhiều hợp đồng mới như đã phân tích ở trên nên đã tinh giảm bộ máy quản lý (trước 1 phòng thường có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng nay chỉ còn 1 trưởng phòng và 1 phó phòng), cắt giảm lực lượng lao động từ 96 người còn lại 62 người, tiết kiệm chi phí chung như chi phí văn phòng (mua sắm thiết bị mới, văn phòng phẩm…), điện nước,... Điều này cho thấy, công ty đã giảm chi phí một cách đáng kể. Việc cắt giảm các khoản chi phí là tốt nhưng công ty cần có chiến lược hợp lý để vừa có thể tiết kiệm chi phí giá vốn vừa tăng doanh thu cho công ty.

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh

nghiệp. Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế giảm tương đương với 60,14% so với năm trước. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm với 88,93%. Có một số nguyên nhân gây nên sự sụt giảm này là do tình hình kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi. Mặt khác, thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng giải quyết triệt để. Công ty CP Xây dựng Đô thị nói riêng và công ty xây dựng trong ngành nói chung đều chịu ảnh hưởng từ thị trường này, do đó các công ty bị phá sản hàng loạt. Mặc dù, doanh thu có sụt giảm nhưng vẫn ở mức dương điều đó có thể thấy rằng đó là điều đáng mừng nền kinh tế đặc biệt khó khăn này. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận công ty tiếp tục giảm trong tương lai thì có thể dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản. Vì vậy, công ty cần có hướng đi mới cho riêng mình, cần có biện pháp làm cắt giảm chi phí không cần thiết, đồng thời tăng doanh thu và mở rộng hoạt động SXKD. Từ đó, làm tăng lợi nhuận của công ty.

2.2. Thực trạng quản lý vốn lƣu động và hiệu quả quản lý vốn lƣu động của công ty CP Xây dựng Đô thị

2.2.1. Kết cấu vốn lưu động của công ty CP Xây dựng Đô thị

Sau đây là bảng cơ cấu vốn của công ty CP Xây dựng Đô thị trong giai đoạn 2010 – 2012.

37

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn lƣu động tại công ty CP Xây dựng Đô thị

Đơn vị: Tr.đ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 và 2010 2012 và 2011 Chỉ tiêu Tuyệt % Tuyệt % Số tiền % Số tiền % Số tiền % đối đối Tổng VLĐ 88.270 100 76.430 100 81.502 100 (11.840) (13,41) 5.072 6,64 1. Tiền và các khoản 12.023 13,62 4.389 5,74 6.061 7,44 (7.634) (63,50) 1.672 38,09

tương đương tiền 2. Các khoản phải 66.348

52.846 69,14 53.776 65,98 (13.502) (20,35) 930 1,76 thu 3. Hàng tồn kho 9.135 10,35 19.097 24,99 21.444 26,31 9.962 109,05 2.347 12,29 4. TSLĐ khác 763 0,86 98 0,13 222 0,27 (665) (87,10) 123 125,31 (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung VLĐ của công ty biến động mạnh theo các năm. Năm 2010 với tổng VLĐ là 88.270 Tr.đ, năm 2011 do tình hình kinh tế trở nên khó khăn, hoạt dộng SXKD của công ty trở nên trì trệ và mất kiểm soát. Vì công ty chưa thể nào thích ứng ngay được với bối cảnh thị trường như vậy nên công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất. Đến năm 2012, tổng VLĐ tăng lên 81.502 Tr.đ chủ yếu là hàng tồn kho công ty tăng 2.347 Tr.đ so với năm 2011 do công ty tạm dừng thi công một số dự án như phân tích ở trên. Và qua các năm các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng VLĐ cao nhất, tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền biến

động qua các năm. Năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 13,62%. Sang năm 2011, tỷ trọng giảm xuống mạnh chỉ còn 5,74% với giá trị chênh lệch tuyệt đối là 7.634 Tr.đ; lượng tiền giảm do công ty đang thu hẹp lĩnh vực đầu tư xây dựng và trả các khoản nợ phải trả cho khách hàng cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, trả lương cho công nhân viên chức. Đến năm 2012, tỷ trọng đã tăng lên là 7,44% với giá trị chênh lệch tuyệt đối tăng là 5.072 Tr.đ. Vì công ty hoạt động SXKD về xây dựng nên tiền mặt luôn được dự trữ một lượng tối thiểu trong két an toàn, đủ đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết trong quá trình thi công, hơn nữa trong năm 2012 công ty đôn đốc việc thu hồi nợ của một số dự án đã hoàn thành như UBND Huyện Diễn Châu – Hệ thống kênh tiêu úng vùng màu trị giá 22.046 Tr.đ, Bệnh viện đa khoa Quảng Bình trị giá 49.156 Tr.đ,... Do tiền mặt là loại tài sản không có khả năng sinh lời, công ty cần dự trữ khoản tiền và các khoản tương đương tiền ở mức tối thiểu và ổn định, hợp lý vừa có thể tận dụng tiền để đầu tư cho hoạt động tài chính nhằm mục đích sinh lời, vừa có đủ lượng tiền để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thanh

toán lương cho công nhân viên chức, nguyên vật liệu,… Mặt khác, công ty sử dụng chủ yếu phương thức thanh toán thông qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng như 38

dịch vụ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản,… Một mặt vẫn giữ lãi đối với

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng đô thị (Trang 45 - 70)