Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng đô thị (Trang 104 - 110)

Hàng tồn kho là vốn chết trong suốt thời gian chờ đợi sử dụng. Như vậy trong thời gian trong thời gian tới công ty cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm lượng hàng hoá tồn kho cũng như chi phí bảo quản không cần thiết. Công ty cần:

nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để lựa chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành.

- Công ty cần thiết phải lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu

thường xuyên, đảm bảo tránh trường hợp cung cấp không kịp thời làm gián đoạn công việc đang thi công của dự án.

- Chất lượng của vật tư xây dựng cũng là điều quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất

lượng, giá thành của công trình. Do đó, khi nhập vật tư cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng đã ký để đánh giá vật tư được cung ứng có đảm bảo chất lượng hay không? Nếu phát hiện có hàng kém phẩm thì phải đề nghị với người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với tài sản hoặc vật tư xây dựng.

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này sẽ giúp cho công ty bảo toàn vốn lưu động.

69

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Thời gian sản xuất là thời gian mà vốn lưu động tồn tại dưới hình thức chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang, cứ thêm một phút nó tồn tại thì cũng chính là thêm một phút cần để phần vốn lưu động dùng trong sản xuất trở về trạng thái ban đầu. Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chính vì vậy khi quản lý hàng tồn kho không thể bỏ qua khoản mục này. Công ty phải có biện pháp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Để giải quyết vấn đề này công ty cần phải:

- Tăng cường hơn nữa tính đồng bộ trong thi công công trình giữa các bộ phận, các

giai đoạn của quá trình thi công.

- Bên cạnh đó phải tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định nói chung và thiết bị

máy móc nói riêng thay thế cho những tài sản đã quá cũ giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm…

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật như: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật

liệu và các chi phí khác, đơn giá nội bộ một cách tiên tiến trên cơ sở đơn giá định mức kỹ thuật của Nhà nước và công ty quy đinh. Để xác định mức dự trữ tối ưu, công ty có thể sử dụng mô hình EOQ.

Công cụ, dụng cụ

Để quản lý tốt công cụ, dụng cụ thì công ty nên dự trữ theo mô hình: Phân loại

công cụ, dụng cụ ra các nhóm theo tầm quan trọng khác nhau. Nhóm công cụ, dụng cụ nào có giá trị cao, chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng thì nên dự trữ ít. Nhóm công cụ, dụng cụ nào có giá trị thấp là công cụ, dụng cụ chính là thì nên dự trữ nhiều. Ngoài ra, công ty cần có những giải pháp lập kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng,… với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu tiếp cận thị trường đầu vào thông qua khách hàng của công ty để tìm nguồn cung cấp thuận tiện hơn. 3.2.5. Quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng theo phương thức trả chậm đã trở nên phổ biến. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiêu thụ được nhiều hàng hóa đều phải thực hiện việc cung cấp tín dụng cho khách hàng. Song điều này làm gia tăng các khoản phải thu, vì vậy nếu không có biện pháp thích hợp trong việc quản lý các khoản phải thu thì dông ty sẽ bị mất vốn hoặc bị mất khách hàng. Trong 3 năm qua 2010 – 2012, công ty đã đấy mạnh công tác thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị chiếm dụng vẫn khá cao. Do đó, để vừa đảm bảo xây dựng được chính sách tín dụng thương mại hợp lý, vẫn lôi kéo được khách hàng, vừa hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, dảm bảo an toàn về mặt tài chính, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

70

Phân tích năng lực khách hàng

- Công ty cần phải tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại (năng lực tài chính, khả năng trả nợ). Công ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán như: thực hiện triết khấu, giảm giá, có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay.

- Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, về thời gian các khoản nợ của

khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn đến khó đòi.

Xây dựng công tác thu hồi nợ

+ Công ty cần lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản và có biện pháp thu nợ đến hạn. + Trong công tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức triết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.

+ Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ.

+ Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng.

+ Đối với các khoản nợ khó đòi: Một mặt công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác, công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: Gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất.

Như vậy, để quản lý các khoản phải thu, kiến nghị với công ty nên theo dõi các khoản phải thu như sau:

- Xác định kỳ thu tiền bình quân.

- Sắp xếp tuổi thọ các khoản phải thu: Chia các khoản nợ phải thu thành nợ quá hạn và

nợ trong thanh toán, sau đó dựa vào thời gian đến hạn thanh toán của các khoản phải thu để tiến hành sắp xếp, và so sánh tỷ lệ của các khoản nợ phải thu so với tổng cấp tín dụng.

- Xác định số dư các khoản phải thu: Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được nợ tồn

bán chịu.

Tóm lại, để thực hiện tốt việc quản lý các khoản phải thu công ty cần phải thực

hiện một chính sách tín dụng hợp lý và cụ thể để thu hút khách hàng đầu tư vừa không mất vốn. Công ty cung cấp những ưu đãi cho những khách hàng thanh toán đúng và trước thời hạn. Tuy nhiên, trong khi ký kết hợp đồng công ty phải quy định những điều khoản nhà đầu tư thanh toán tiền, khất trả chậm tùy theo phân tích năng lực tín dụng của từng khách hàng.

71

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động không còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay nữa mà là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp trong cả lý luận và thực tiễn, là vấn đề cấp bách, cần thiết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường mà đôi khi là không thể thích ứng được. Vốn lưu động luôn là sự cần thiết để các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Việc quản lý và nâng cao vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, một thách thức lớn đối với doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Quá trình phân tích ở trên đã cho thấy việc quản lý đồng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn quản lý không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức quản lý vốn. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty CP Xây dựng đã luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đồng vốn bỏ ra của mình. Những năm vừa qua công ty đã có những nỗ lực cố gắng phát triển toàn diện, song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Qua thời gian thực tập tại công ty CP Xây dựng Đô thị, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Chu Thị Thu Thủy và cán bộ phòng kế toán của công ty em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài tương đối mới mẻ với bản thân, hơn nữa do thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế có hạn nên em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập và giải quyết những vấn đề cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty. Trong khóa luận còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô bộ môn trong trường và các bạn sinh viên cùng khoa. Một lần nữa em xin cảm ơn những người luôn bên cạnh giúp đỡ và tạo động lực để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán năm 2010 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán năm 2011 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán năm 2012 4. Tài liệu tham khảo

5. Xác nhận của đơn vị thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2010) - Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình Tài chính Tiền tệ - Nhà xuất bản Thống kê. 3. Nguyễn Hải Sản (1996) – Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê.

chính.

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010) – Giáo trình Quản lý học – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng đô thị (Trang 104 - 110)