6. Đóng góp của luận án
2.4.2. Mô hình đánh giá mô phỏng 1
2.4.2.1. Kịch bản đánh giá
Với các giả thiết đã đƣợc đặt ra trong mục 1.5 của luận án, một mô hình cụm gồm 30 nút cảm biến đƣợc phân bố ngẫu nhiên trong mặt phẳng có kích thƣớc 100m x 100m. Các nút mạng định kỳ gửi bản tin dữ liệu về nút gốc là nút số 30. Hình 2.13 minh họa mô hình cụm này.
Các tham số đƣợc sử dụng trong suốt thời gian đánh giá mô phỏng đƣợc tóm tắt ở bảng 2.5. Mô hình truyền thông vô tuyến đƣợc sử dụng trong mô phỏng là mô hình truyền thông UDI, trong đó phạm vi truyền thông hiệu quả là 30m và phạm vi ảnh hƣởng của nhiễu là 50m. Các nút số 2, 5, 8, 10, 19, 24, 27, 28, 29 có thể truyền thông trực tiếp đến nút gốc (nút số 30). Các nút còn lại phải thực hiện truyền thông theo mô hình đa chặng đến nút gốc. Giao thức lớp MAC đƣợc sử dụng trong kịch bản mô phỏng là giao thức ContikiMAC. Phụ lục 3 giới thiệu về cơ chế hoạt động của giao thức này. Các bƣớc thực hiện đánh giá mô phỏng đƣợc tác giả trình bày chi tiết ở Phụ lục 4 của luận án.
Hình 2.13: Mô hình mô phỏng một cụm gồm 30 nút.
Bảng 2.5: Kịch bản đánh giá mô phỏng 1.
Các tham số Giá trị
Mô hình truyền thông vô tuyến UDI (mục 2.1.2)
Số nút mạng (nút) 30
Kích thƣớc mạng (m x m) 100 x 100
Năng lƣợng ban đầu của mỗi nút 10J
Công suất phát (dBm) 0
Phạm vi phủ sóng của nút (m) Phạm vi ảnh hƣởng của nhiễu: 50 Phạm vi truyền hiệu quả: 30 Chu kỳ gửi bản tin dữ liệu (giây) 20
Nguồn gửi bản tin dữ liệu Tất cả các nút trong mạng (ngoài nút gốc)
Giao thức lớp MAC CSMA/ContikiMAC
2.4.2.2. Kết quả đánh giá
Hình 2.14, 2.15, 2.16 lần lƣợt là kết quả mô phỏng đánh giá so sánh tỷ lệ các nút còn sống trong mạng, tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu và sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng đối với giao thức CTP và giao thức EACTP trong kịch bản mô phỏng 1.
Hình 2.14: So sánh tỷ lệ các nút còn sống trong mạng.
Hình 2.15: So sánh tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu.