CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quá trình sản xuất dầu nhiệt phân từ biomass bằng phương pháp nhiệt phân có xúc tác (Trang 59 - 61)

PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu quá trình nhiệt phân biomass, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiệt phân khi không có xúc tác và có xúc tác trên hạt cao su trong thiết bị nhiệt phân tầng cố định.

4.1.1. Nhiệt phân không xúc tác

Quá trình nhiệt phân không xúc tác hạt cao su được tiến hành để thu được hiệu suất lỏng cao nhất. Quá trình này được tiến hành trong thiết bị nhiệt phân tầng cố định. Với kết quả thực nghiệm thu được cho thấy hoàn toàn có thể sản xuất dầu nhiên liệu từ nguyên liệu biomass. Quá trình này được tiến hành trong thiết bị nhiệt phân tầng cố định. Điều kiện tối ưu để tiến hành quá trình nhiệt phân là nhiệt độ 400oC, độ ẩm nguyên liệu là 15%, tốc độ gia nhiệt 5oC/phút, tốc độ sục khí N2 400ml/phút, kích thước nguyên liệu hạt cao su 2

 2.3 mm. chớp cháy cốc hở 42oC, độ nhớt 1,12cSt, 9534,60 Cal/g và thành phần gần với kerosen. Nghiên cứu này đã khẳng định khả năng chuyển hóa biomass thành dầu nhiên liệu, tuy nhiên sản phẩm dầu nhiệt phân cần được nghiên cứu pha trộn phụ gia nâng cấp để có thể pha trộn vào dầu diesel hay làm nhiên liệu thay thế cho diesel.

4.1.2. Nhiệt phân có xúc tác

Quá trình nhiệt phân có xúc tác được thực hiện trên những điều kiện tối ưu các điều kiện của quá trình nhiệt phân không xúc tác. Với 3 loại xúc tác sử dụng là KOH/γ-Al2O3, Zeolit 3A, Bentonit/H+.

Kết quả là nhiệt phân trên xúc tác KOH/γ-Al2O3 cho thu được sản phẩm tương đối tốt hơn, hiệu suất pha lỏng cao và tính chất dầu tốt hơn so với 2 xúc tác Zeolit, Bentonit/H+ và không sử dụng xúc tác.

4.1.3. Những lưu ý

Nhìn chung khi tiến hành nhiệt phân với thiết bị tầng cố định, phải chú ý một số điểm:

- Phải thường xuyên vệ sinh thiết bị nhiệt phân, tránh hiện tượng dầu tồn đọng lại trong thiết bị ngưng tự và sinh hàn quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất của đợt nhiệt phân sau. Đồng thời vệ sinh thiết bị chính để tránh hiện tượng cốc bám trên thành thiết bị, giảm hiệu suất truyền nhiệt khi gia nhiệt.

- Khi nhập liệu vào thiết bị phản ứng, không nên nén chặt nguyên liệu, mà phải tạo cho nguyên liệu một độ xốp nhất định

- Chú ý kiểm tra thường xuyên xem thiết bị có rò rỉ không, thường những vị trí như mặt bích, chỗ nối thiết bị ngưng tụ với sinh hàn là hay rò rỉ, vì thế phải kiểm tra để không thất thoát sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quá trình sản xuất dầu nhiệt phân từ biomass bằng phương pháp nhiệt phân có xúc tác (Trang 59 - 61)

w