Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ KDCT

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyê (Trang 69 - 77)

5. Bố cục luận văn

3.2.1.Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ KDCT

a. Đăng ký thuế

Tại chi cục thuế Đồng Hỷ, hồ sơ xin cấp mã số thuế được bộ phận một cửa tiếp nhận, sau đó chuyển đến bộ phận KK&KTT thực hiện. Bộ phận KK&KTT sau khi nhận được hồ sơ xin cấp mã số thuế có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục để cấp mã số cho người nộp thuế. Để tạo thuận lợi trong việc cấp MST cũng như để phù hợp với yêu cầu quản lý, Chi cục thuế Đồng Hỷ được phép sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phiên bản TINCC do Cục thuế cung cấp để phục vụ công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng kinh doanh. Việc cấp MST bằng chương trình TINCC diễn ra đơn giản và giảm thiểu công việc đối với cán bộ thuế vì hầu hết các công đoạn xử lý đều được máy tính thực hiện. Tại Chi cục, cán bộ tiếp nhận tờ khai, kiểm tra các thông tin theo quy định, sau đó nhập các thông tin liên quan đến ĐTKD vào chương trình TINCC. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập các thông tin của ĐTKD, chương trình sẽ lập tức xử lý và truyền tải thông tin về Cục thuế thông qua đường truyền nội bộ. Máy chủ tại Cục thuế tổng hợp và truyền dữ liệu ra Tổng cục thuế để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của thông tin và thực hiện cấp mã số thuế.

Hàng ngày, Cục thuế sẽ có 2 lần trả Mã số thuế chính thức theo đường truyền nội bộ về máy chủ của Chi cục. Cán bộ phụ trách cấp mã số thuế của Chi cục thực hiện các thao tác cần thiết để in thông báo cấp mã số thuế, trình lãnh đạo ký để trả kết quả cấp mã số thuế cho ĐTKD.

Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tính đến 31/12/2013, Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho 4.364 trường hợp. Trong đó riêng các hộ kinh doanh cá thể là 1.357 trường hợp đã được cấp mã số thuế, trong đó năm 2011 Chi cục đã cấp mã số thuế cho 23 hộ, năm 2012 cấp 26 hộ và năm 2013 cấp 29 hộ. Toàn bộ mã số thuế của các hộ kinh doanh cá thể là loại mã 10 số.

Bảng 3.4. Thống kê tình hình cấp mã số thuế ĐVT: Đơn vị nộp thuế Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lũy kế đến 31/12/2013 Tổng cộng (trƣờng hợp) 63 2.598 317 4.364

1- Cá nhân có thu nhập cao 11 2.445 254 2.710

2- Công ty cổ phần 7 9 12 30

3- Doanh nghiệp tư nhân 10 7 8 63

4- Hộ kinh doanh cá thể 23 26 29 1.357

5- Hợp tác xã 1 2 3 12

6- Công ty TNHH 8 6 7 45

7- Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị 2 6 1 10

8- Tổ hợp tác 1 1

9- Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang 1 73 1 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Đội KK&KTT-Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ)

Nhìn chung công tác cấp mã số thuế đã được thực hiện theo đúng quy trình của Luật quản lý thuế. Tuy nhiên, qua số liệu 3.3 và 3.4 cho thấy đối với hộ kinh doanh cá thể thì số lượng được cấp mã số để phục vụ công tác quản lý thu thuế so với số lượng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn hạn chế. So sánh với số hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo báo cáo của Phòng Tài chính-Kế hoạch thì năm 2011 có 199 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng Chi cục thuế chỉ mới cấp mã số thuế cho 23 hộ, năm 2012 có 207 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 26 hộ được cấp mã số thuế và năm 2013 có 198 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng cũng chỉ có 29 hộ được cấp mã số để quản lý thuế.

Như vậy nếu tính chung trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, trên địa bàn toàn huyện có 604 hộ kinh doanh cá thể phát sinh mới và đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 78 hộ được cấp mã số thuế, đạt 12,9% trên tổng số hộ ĐKKD mới phát sinh, số còn lại là 526 hộ chưa được cấp mã số thuế. Qua số liệu nêu trên cho thấy còn một số lượng khá lớn các hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chưa được cấp mã số thuế và điều này thể hiện sự phối hợp giữa Chi cục thuế và cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Phòng Tài chính- Kế hoạch) chưa được đồng bộ. Đây chính là kẽ hở để các hộ kinh doanh này trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời cũng là nguyên nhân phát sinh tiêu cực ngay trong đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế, nhất là cán bộ quản lý trực tiếp tại các địa bàn nơi phát sinh các hộ kinh doanh này.

b. Kê khai, ấn định thuế

Tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế của NNT, Đội thuế Liên xã và Đội KK&KTT thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để có sở đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế kèm theo bảng kê và hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ để làm cơ sở xác định doanh số và số thuế phải nộp. Riêng các hộ kinh doanh cá thể thực hiện nộp thuế theo hình thức thuế khoán thì Đội thuế liên xã có trách nhiệm đôn đốc NNT nộp tờ khai một năm 1 lần. Toàn bộ hồ sơ khai thuế được chuyển đến cho Đội KK&KTT để kiểm tra, tính toán, xác định doanh số, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế phải nộp để tổng hợp và nhập vào CSDL quản lý thuế.

Các hộ nộp thuế theo hình thức thuế khoán, căn cứ số thuế được Chi cụ thuế ấn định từ đầu năm, hàng tháng có trách nhiệm nộp thuế cho cán bộ quản lý địa bàn và cán bộ Ủy nhiệm thu hoặc nộp trực tiếp tại KBNN.

Các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai và khấu trừ, căn cứ vào kết quả hoạt động của năm trước và dự kiến tình hình hoạt động của năm tiếp theo để tiến hành kê khai doanh số, chí phí và số thuế phải nộp cho cả năm, trong đó có chia ra từng tháng, quý. Hàng tháng, quý các hộ kinh doanh này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng để tạm nộp thuế theo số tự kê khai. Trong quá trình kinh doanh nếu có biến động lớn thì các hộ có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế để tiến hành điều chỉnh. Đối với các trường hợp kê khai không đầy đủ và các trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện kê khai không phù hợp thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp.

Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của các hộ KDCT chủ yếu là dựa vào vốn và sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính, việc thuê mướn người có nghiệp vụ để làm kế toán đối với các hộ nộp thuế theo hình thức kê khai hầu như là không có dẫn đến việc ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ thường không đầy đủ, nhất là việc ghi hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đó, tâm lý người dân chưa quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, do đó người bán hàng chỉ ghi hóa đơn mang tính đối phó với cơ quan thuế cả về số lượng và chủng loại hàng hóa bán ra dẫn đến việc xác định doanh số bán hàng hóa, dịch vụ để làm cơ sở tính thuế rất khó khăn và thường không phản ánh hết tình hình mua bán của các hộ. Đối với các hộ nộp thuế khoán do đặc thù hoạt động kinh doanh của họ là không sử dụng hóa đơn, không có sổ sách kế toán, bên cạnh đó xuất phát từ lợi ích cá nhân nên họ thường không khai đầy đủ doanh số nhằm trốn lậu thuế. Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế và là nguyên nhân dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từ thực trạng này đòi hỏi Chi cục thuế bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để khai thác thuế cần mạnh dạn xử lý các trường hợp sai phạm được phát hiện, đồng thời cũng cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu và nghiêm túc tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế.

Bảng 3.5. Số lƣơng tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý

ĐVT: Lượt tờ khai

Loại hình Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh % 12/11 13/12 Tổng cộng 4.314 4.604 4.805 106,7 104,4 Trong đó Hộ kinh doanh cá thể 2.634 2.804 3.005 106,5 107,2 1. Hộ khoán 2.634 2.804 3.005 106,5 107,2 2. Hộ kê khai 0 0 3. Hộ khấu trừ 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn:Điều tra của tác giả)

Qua số liệu trong Bảng 3.5 cho thấy số lượng tờ khai thuế mà Chi cục đã tiếp nhận và xử lý năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi cục thuế trong việc đôn đốc và xử lý tờ khai thuế. Như chúng ta đã biết Tờ khai thuế do NNT trực tiếp lập và đây là cơ sở đầu tiên để cơ quan thuế tính toán và xác định số thuế phải nộp trong kỳ. Chính vì vậy mà việc đôn đốc ĐTNT nộp đầy đủ tờ khai thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên qua số liệu Bảng 3.5 Bảng 3.6 cho thấy số lượng Tờ khai thuế đối với các Hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán còn hạn chế so với số lượng tờ khai phải thực hiện theo quy định. Cụ thể năm 2011 Chi cục tiếp nhận và xử lý 2.634/3.388 Tờ khai (2.634 x 1 lần/năm), đạt 77,7%; Năm 2012 tiếp nhận và xử lý 2.804/3.549 Tờ khai (2.804 x 1 lần/năm), đạt tỷ lệ là 79,0% và năm 2013 tiếp nhận và xử lý 3.005/3.710 Tờ khai (3.005 x 1 lần/năm), đạt tỷ lệ này là 81,0%. Bên cạnh đó do điều kiện cán bộ Đội thuế liên xã ít (6 cán bộ/Đội) trong khi đó địa bàn quản lý rộng, số lượng hộ nhiều nên trong năm Đội thuế thường chỉ tổ chức kê khai chọn mẫu một số hộ (khoảng từ 20-35 hộ/xã) để làm căn cứ điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉnh số thuế phải nộp mà không yêu cầu các hộ khoán kê khai lại đồng loạt. Điều này làm cho việc điều chỉnh doanh số và số thuế phải nộp của các hộ khoán chưa sát với thực tế và thiếu khách quan.

Bảng 3.6. Tổng hợp số thuế đã kê khai hộ cá thể

ĐVT: Triệu đồng

Loại thuế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh % 12/11 13/12

Thuế GTGT 2.553 2.760 3.250 108 117,6

Thuế Môn bài 890 960 1.120 107,9 116,7

Thuế TNCN 300 320 350 106,7 109,4

Tổng cộng 3.743 4.040 4.720 107,9 116,8

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Qua số liệu trên cho thấy số thuế kê khai năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2011 là 3.743 triệu đồng, năm 2012 là 4.040 triệu đồng và năm 2013 là 4.720 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác quản lý nguồn thu của Chi cục ngày càng hiệu quả hơn, tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển.

c. Tình hình thu, nộp thuế

Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 các loại thuế chủ yếu áp dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể gồm có:

+ Thuế Môn bài + Thuế GTGT + Thuế TNCN

Thời hạn nộp thuế của các ĐTNT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Sau thời hạn nộp thuế cuối cùng nếu các hộ kinh doanh vẫn không nộp thuế thì sẽ bị áp dụng hình thức cưỡng chế nợ thuế.

Hàng tháng, căn cứ vào giấy nộp tiền và kết quả đối chiếu số liệu thu nộp giữa Chi cục thuế và KBNN huyện hoặc Ngân hang nông nghiệp huyện, Đội KK- KKT tiến hành chấm sổ bộ và tổng hợp báo cáo thu nộp hàng tháng. Thông qua việc chấm sổ bộ, Đội KK-KKT xác định các ĐTNT chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong tháng để chuyển qua Đội quản lý nợ và thông báo cho Đội thuế liên xã để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ sở đôn đốc thu nộp.

Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện, Tỷ lệ nộp thuế khoán của các hộ kinh doanh cá thể hang tháng hang quý luôn đạt 100%, không có hộ nợ đọng tiền thuế. Qua trao đổi với cán bộ chi cục thuế được biết riêng các hộ nộp thuế khoán, do số thuế được ấn định ngay từ đầu năm, hàng tháng các hộ chủ động nộp thuế vào KBNN hoặc nộp cho cán bộ thuế. Cán bộ thuế và cán bộ ủy nhiệm thu trực tiếp đến nhắc nhở hoặc trực tiếp đến thu nên không có tình trạng nợ thuế sảy ra. Tuy nhiên do biên chế cán bộ của Đội thuế liên xã chỉ 6 người/đội, đội ngũ cán bộ UNT làm việc kiêm nhiệm nên việc đôn đốc và thu thuế các hộ này thường rất vất vả. Nhưng được sự nhiệt tình, sang tạo, năm vững chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý địa bàn, cán bộ ủy nhiệm thu và sự quan tâm của chính quyền địa phương nên việc thu thuế các hộ kinh doanh cá thể luôn hoàn thành đúng kế hoạch.

Qua báo cáo tổng kết của Chi cục thuế Đồng Hỷ cho thấy trong những năm qua Chi cục thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Kết quả thực hiện thu ngân sách hàng năm luôn đạt và vượt so dự toán được giao, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 3.7. Kết quả thu thuế đối với các hộ KDCT

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SO SÁNH % 12/11 13/12

i/ Tổng thu NS trên địa bàn 64.169 67.033 75.616 104,5 112,8 ii/ Tổng thu (trừ tiền SDĐ) 47.187 48.333 58.811 102,4 121,7 iii/ Thu NS từ các hộ KDCT 3.743 4.040 4.720 107,9 116,8

1 Thuế môn bài 2.553 2.760 3.250 108 117,6

2 Thuế GTGT 890 960 1.120 107,9 116,7

3 Thuế TNCN 300 320 350 106,7 109,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn:Báo cáo kết quả thu NS năm 2011-2013)

Qua số liệu trên cho thấy nếu xét tổng thu ngân sách chung trên toàn địa bàn thì kết quả thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2012 so với năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2011 tăng 4,5%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 12,8%. Tuy nhiên nếu không tính chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất thì tổng các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí năm 2012 chỉ bằng 102,4% so với số thu năm 2011 và tổng các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí năm 2013 so với năm 2012 tăng 121,7%. Nếu tính riêng số thu từ các hộ cá thể thì năm 2012 thu bằng 107,9% so năm 2011 và năm 2013 thu bằng 116,8% so với năm 2012. Điều này cho thấy sự nỗ lực của cán bộ Chi cục thuế Huyện Đồng Hỷ trong việc theo dõi và đôn đốc thu nộp thuế.

d. Giải quyết miễn, giảm; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

Theo báo cáo của Chi cục thuế Đồng Hỷ, trong các năm 2011-2013, ngoài việc thực hiện miễn giảm thuế theo các chủ trương của Chính phủ nhằm kích cầu nền kinh tế thì đối với các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu xét miễn giảm thuế do các hộ xin ngưng, nghỉ kinh doanh. Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thuế cho các hộ nhìn chung đã được thực hiện theo đúng quy trình được ban hành theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng Cục thuế. Khi nhận được đơn xin ngưng, nghỉ của các hộ kinh doanh, Chi cục thuế có tiến hành kiểm tra, xác minh tại địa điểm kinh doanh của hộ xin ngưng, nghỉ để làm cơ sở xem xét miễn giảm. Tuy nhiên việc kiểm tra xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh của các hộ có đơn xin ngưng, nghỉ trong thời gian qua còn hạn chế. Số lượng hộ có đơn xin ngưng, nghỉ kinh doanh để xin miễn, giảm

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyê (Trang 69 - 77)