Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyê (Trang 54 - 121)

5. Bố cục luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số quốc gia

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển đã và đang thực hiện chiến lược hiện đại hóa công tác quản lý thuế và không ít các quốc gia trong số đó đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Xin được trích lược một số kinh nghiệm của một số quốc gia được đúc kết bởi tác giả Lan Pretty đăng trên tạp chí thuế nhà nước số 46 kỳ 2 tháng 12/2010 với tựa đề " Hiện đại hóa quản lý thuế- thách thức và đối mặt" như sau:

Xuất thân là một cựu quan chức cao cấp của ngành thuế Anh quốc, Lan Pretty hiện đang là phó chủ tịch phụ trách thuế & phúc lợi của Tập đoàn Capgenmini, khu vực công toàn cầu, với nhiều năm làm việc với nhiều cơ quan thuế trên thế giới và cùng họ tìm cách đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý thuế đã đúc kết được kinh nghiệm của một số quốc giá đó là: Đẩy mạnh tính tuân thủ; Nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức; Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ lấy người nộp thuế làm trung tâm và áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Theo ông đây cũng chính là 4 thách thức mà các cơ quan thuế trên thế giới cần giải quyết trong quá trình hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hải quan-Her Majesty revenue and Customs (HMRC) đã ứng dụng các giải pháp nghiệp vụ thông tin tiên tiến để giải quyết hành vi không tuân thủ của người nộp thuế. Bằng cách kết hợp và sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau, cơ quan thuế có thể phát hiện rủi ro trốn thuế. Điều đó giúp cho đội ngũ thanh tra, kiểm tra có khả năng lựa chọn đối tượng chính xác hơn so với phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên truyền thống, nhờ đó sẽ tăng cường mức độ tuân thủ.

Về tăng cường hiệu quả của bộ máy tổ chức, theo Lan Pretty, để tăng cường bộ máy tổ chức các cơ quan thuế cần xem xét kỹ lưỡng cơ cấu tổ chức xem các dịch vụ nào cần tiếp tục cung cấp và dịch vụ nào có thể loại bỏ. Họ cũng cần xem xét thực trạng kết trúc công nghệ thông tin và khả năng của hệ thống công nghệ thông tin trong việc đem lại những thay đổi nhằm cải thiện dịch vụ hỗ trợ và tăng cường tính tuân thủ của người nộp thuế.

Kể từ năm 2000, Cục thuế nội địa Hoa Kỳ- Internal revenue service (IRS) đã thừa nhận việc tự động hóa các quy trình xử lý theo lô chính là chìa khóa để tăng cường hiệu quả của ngành thuế. Theo kinh nghiệm của Lan Pretty cho thấy, tuyệt đại đa số người dân ở các nước đều muốn tuân thủ tốt, do đó cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế sẽ giúp họ tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế, bên cạnh đó thì cơ quan thuế phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho họ tuân thủ. Ví dụ điển hình về việc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế tuân thủ có thể thấy ở các nước như Thụy Điển, Hà Lan. Ở những nước này, cơ quan thuế đã chuẩn bị tờ khai thuế khai sẵn cho người nộp thuế. Bằng cách sử dụng dữ liệu thông minh từ các cơ quan khác trong chính phủ như đơn vị sử dụng lao động, Ngân hàng... cơ quan thuế có thể xác định chi tiết số thuế phải nộp của từng đối tượng, nhờ đó giảm được gánh nặng hành chính vốn đã tồn tại từ lâu khi nộp tờ khai thuế theo phương pháp truyền thống.

Cũng theo kinh nghiệm của Lan Pretty để thành công trong việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, các cơ quan thuế cần đề ra chiến lược công nghệ thông tin đúng đắn và xác định lộ trình chiến lược về công nghệ thông tin để đảm bảo có được công nghệ cần thiết thích nghi với môi trường hoạt động ngày càng phức tạp nhưng vẫn kiểm soát được chi phí đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ quan thuế của Úc- Australia Taxation Office (ATO) đã triển khai chương trình cải cách mang tên Chương trình thuận lợi hóa, cá nhân hóa và giảm chi phí. Một nền tảng công nghệ mới cho toàn ngành đã cho phép ATO đáp ứng được những thay đổi trong chính sách và pháp luật thuế, cũng như những biện pháp của Chính phủ trong tương lai. Việc tăng cường năng lực nhờ giải pháp công nghệ đã đem lại dịch vụ có chất lượng cao hơn cho người nộp thuế, giúp người dân Australia tuân thủ tốt hơn các chính sách, pháp luật về thuế.

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số địa phương

Trong thời gian qua, ngành thuế nước ta đã và đang nỗ lực thực hiện lộ trình cải cách hệ thống thuế, không ngừng hiện đại hóa, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từng bước đơn giản chính sách thuế, nhất là thu gọn mức thuế suất, thực hiện đơn giản, minh bạch công khai, dân chủ công tác quản lý thuế. Xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho mọi đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực yếu kém, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch vững mạnh.

Với sự ra đời của Luật quản lý thuế, công tác quản lý thu thuế ở nước ta về cơ bản đã chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, từ đó đã nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế đối với Nhà nước. Cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về thuế. Nhìn chung từ khi thực hiện cải cách, ngành thuế cả nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như giảm bớt chi phí quản lý, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, và nhất là ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của người dân ngày càng được cải thiện.

Kinh nghiệm để có thể thực hiện công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất đó là:

- Xây dựng một hệ thống thuế chính xác, thể hiện sự rõ ràng, minh bạnh, tức là hệ thống thuế trước hết phải chỉ ra được ai là người chịu thuế, mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế. Kinh nghiệm cho thấy, một hệ thống thuế rõ ràng, minh bạch sẽ tạo thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lợi cho các nhà đầu tư tính toán chính xác hiệu quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư yên tâm bỏ tiền đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế.

- Đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ thuế có trình độ hiểu biết sâu rộng về chính sách và nghiệp vụ quản lý thuế, có đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, sử dụng thành thạo máy tính để có thể áp dụng các công nghệ quản lý hiện đại thông qua các phân mềm chuyên dụng.

- Quan tâm và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế.

- Quan tâm, chú trọng nắm bắt địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.

- Tăng cường cải cách hành chính thuế theo hướng đơn giản hóa các thủ tục về thuế. Áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Trong khuôn khổ bài viết này có thể đơn cử nêu ra một số địa phương như Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, ...

* Kinh nghiệm quản lý thuế ở tỉnh Quảng Ninh

Tính đến 31/7/2010, ngành thuế Quảng Ninh đã thu ngân sách (trừ tiền sử dụng đất) là 5.016 tỷ đồng đạt 89,4% so dự toán pháp lệnh, bằng 79% so dự toán phấn đấu và tăng 52,7% so cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả như trên, kinh nghiệm của Quảng Ninh là coi người nộp thuế là bạn đồng hành với cơ quan thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và phương châm hành động là "thân thiện-trách nhiệm- Niềm tin". Ngành thuế Quảng Ninh đã lựa chọn những cán bộ công chức có kỹ năng giao tiếp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất tốt làm việc tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Kịp thời cung cấp thông tin về chính sách thuế cho người nộp thuế thông qua hộp thư thoại tự động 801888, thư điện tử và qua điện thoại trực tuyến. Bên cạnh việc đổi mới công tác hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo việc phổ biến chính sách, giải đáp pháp luật về thuế được thực hiện thường xuyên liên tục, Cục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế tỉnh Quảng Ninh còn quan tâm, tập trung nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế của các doanh nghiệp đảm bảo tôn trọng và phát huy tính tự giác trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của người nộp thuế. (trích lược bài viết đăng trên tạp chí thuế nhà nước số 36 kỳ 4 tháng 9/2010 với tựa đề "Cục thuế Quảng

Ninh 8 tháng thu ngân sách đạt 89,4% dự toán").

* Kinh nghiệm quản lý thuế ở thành phố Hà Nội

Cục thuế thành phố Hà Nội năm 2010 thu 90.200 tỷ đồng đạt 115% kế hoạch và bằng 119,1% so cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả như trên, kinh nghiệm của thành phố Hà Nội là chú trọng công tác kê khai, kế toán thuế, thực hiện giám sát hồ sơ kê khai thuế chặt chẽ thông qua việc cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu nộp. (trích lược bài viết đăng trên WWW. Báo mới. com > kinh tế > tài chính, tháng 12/2010 với tựa đề "Hà Nội thu ngân sách tăng hơn 19%").

1.6.3. Những bài học kinh nghiệm về quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể

Đặc điểm của các hộ kinh doanh là quy mô nhỏ lẻ, tản mạn, rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế và luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở trong quản lý kinh tế để kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. Bên cạnh đó sự năng động của thành phần kinh tế hộ KD cá thể mang tính chất tự phát theo thị trường. Để công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể được tốt, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:

- Một là: Cán bộ quản lý thuế phải phối hợp tốt với Cấp ủy và Chính quyền

địa phương và nhất là Hội đồng tư vấn thuế của các địa phương để nắm chắc địa bàn quản lý, nắm chắc số lượng các hộ kinh doanh phát sinh trong địa bàn quản lý.

- Hai là: Tích cực tuyên truyền, giáo dục, định hướng để các hộ kinh doanh

tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. Đồng thời cơ quan thuế cũng cần phải có những dịch vụ hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai nộp thuế.

- Ba là: Sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra

hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh là hết sức quan trọng, qua đó giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bốn là: Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, pháp luật về thuế rõ ràng,

minh bạch, phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, cũng như phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế; trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến trên thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế không chỉ giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí quản lý, mà qua đó còn có tác dụng giúp người dân nâng cao tính tự giác tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Bài học kinh nghiệm: Công tác quản lý thuế cần phải có sự quan tâm, phối hợp của các cấp các ngành chứ không chỉ riêng Ngành thuế.

Thực tiễn cho thấy, nơi nào mà Cấp ủy, Chính quyền quan tâm chỉ đạo kịp thời và có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành thì ở đó công tác quản lý thu thuế được thực hiện rất tốt, kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán được giao.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra

- Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện những năm qua như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện?

- Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các hộ KDCT trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu

Quản lý thuế đối với hộ KDCT

Thực trạng quản lý thuế đối với hộ KDCT

tại Chi cục thuế Đồng Hỷ

- Bộ máy quản lý. - Quản lý kê khai. - Quản lý thu nộp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế đối với

hộ KDCT

- Nguồn nhân lực. - Cơ sở vật chất. - Các chính sách thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (*) Thu thập số liệu thứ cấp (*) Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố trên Internet, trên Tạp chí và thông qua báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng của huyện như Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục thuế, Chi cục Thống kê ...

- Kết quả kiểm tra, đánh giá của các đơn vị trong và ngoài huyện Đồng Hỷ như kết luận của Kiểm toán Nhà nước Khu vực X.

(*) Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra: Chọn hộ kinh doanh để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với các hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể chọn 50 hộ nộp thuế khoán để phỏng vấn tương ứng với cơ cấu các hộ kinh doanh theo ngành nghề của huyện Đồng Hỷ.

Bảng 2.1. Danh sách chọn hộ điều tra

STT Hộ theo ngành Cơ cấu chung (%) Số hộ điều tra

1 Ngành thương mại 20 20

2 Ngành dịch vụ 10 10

3 Ngành ăn uống 10 10

4 Ngành sản xuất 10 10

Tổng cộng 50 50

- Phỏng vấn có định hướng: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ và một số huyện lân cận như cán bộ Chi cục thuế huyện Phú Lương, cán bộ chi cục thuế TP. Thái Nguyên ...

2.2.3. Phương pháp phân tích

(*) Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu, tài liệu đã thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng nhóm

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyê (Trang 54 - 121)